Thứ Tư, 9 tháng 8, 2023

Nga nói đảm bảo an ninh của phương Tây cho Ukraine sáo rỗng

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho rằng các cam kết đảm bảo an ninh cho Ukraine của phương Tây là "lời lẽ sáo rỗng".

"Họ đưa ra đảm bảo an ninh nhưng thực chất không có thứ gì như vậy. Đó là những lời lẽ sáo rỗng, hoàn toàn vô căn cứ đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 9/8 nói với Sputnik.

Bà Zakharova nhắc đến việc người phát ngôn chính sách đối ngoại EU Peter Stano nói rằng liên minh không thể đảm bảo an ninh cho Ukraine vì họ không phải là tổ chức quân sự.

"EU không thể đảm bảo bất cứ điều gì, ngay cả việc nội bộ khối, do những bế tắc chính trị và ý thức hệ. Họ không thể tự đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định, điều mà họ cần như cơ thể cần máu. Họ thậm chí không đủ khả năng điều tra để xác định ai đã phá hoại an ninh năng lượng của họ", bà Zakharova nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tại St. Petersburg hồi tháng 6/2022. Ảnh: Reuters

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tại St. Petersburg hồi tháng 6/2022. Ảnh: Reuters

Chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine, Andrey Yermak, trước đó cho biết Kiev trong những tuần tới sẽ bắt đầu tham vấn những nước đã cam kết đảm bảo an ninh cho Ukraine. Yermak nói rằng những đảm bảo an ninh sẽ có hiệu lực cho tới khi nước này có tư cách thành viên NATO.

Các nước G7 hồi tháng 7 công bố khuôn khổ an ninh dài hạn cho Ukraine, khẳng định sẽ hỗ trợ Kiev đến tận cùng trong cuộc xung đột với Moskva. Kế hoạch của G7 sẽ cung cấp khuôn khổ để từng quốc gia thiết lập thỏa thuận song phương với Ukraine, nêu chi tiết các loại vũ khí họ sẽ cung cấp, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của nước này.

G7 khẳng định sẽ cung cấp thiết bị quân sự hiện đại trên bộ, trên không và trên biển, huấn luyện cho các lực lượng Ukraine và chia sẻ thông tin tình báo, đồng thời tiếp tục đối phó Nga bằng các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu.

Điện Kremlin gọi các đảm bảo an ninh mà phương Tây dành cho Ukraine là sai lầm nghiêm trọng và nguy hiểm, làm suy yếu an ninh của Nga và sẽ khiến châu Âu trở nên nguy hiểm hơn trong nhiều năm tới.

Theo thống kê được Washington Post công bố sau khi phân tích dữ liệu của Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ, kể từ khi chiến sự với Nga bùng phát hồi tháng 2/2022, Ukraine đã nhận tổng cộng 66,2 tỷ USD viện trợ từ Mỹ.

Mỹ đang là quốc gia viện trợ nhiều nhất cho Ukraine nói chung và về quân sự nói riêng. Liên minh châu Âu (EU) đứng thứ hai với tổng viện trợ 35,9 tỷ USD, kế đến là Anh và Đức với số tiền lần lượt là 11,7 và 11,6 tỷ USD. Về viện trợ quân sự, Đức xếp thứ hai sau Mỹ, kế đến là Anh và EU.

Ngọc Ánh (Theo TASS)

Adblock test (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét