Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc mặn nồng dù đến với nhau ở tuổi "xế chiều"

Kể từ khi Tổng thống Yoon Suk Yeol nhậm chức vào giữa năm 2022, hình ảnh của ông cùng phu nhân Kim Keon Hee luôn nhận được sự chú ý lớn từ phía truyền thông.

Dù luôn được dư luận trong nước quan tâm nhưng phải kể đến chuyến thăm Nhà Trắng, vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và phu nhân Kim Keon Hee mới thực sự khiến truyền thông tại nhiều quốc gia chú ý. Bên cạnh việc là cặp đôi quyền lực, cuộc hôn nhân của ông Yoon và bà Kim cũng có phần đặc biệt hơn cả.

Vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc mặn nồng dù đến với nhau ở tuổi xế chiều-1

Chuyến thăm Nhà Trắng khiến vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc nhận thêm nhiều sự chú ý

Theo như những thông tin được đăng tải, ông Yoon sinh năm 1960, tốt nghiệp chuyên ngành Luật tại Đại học Quốc gia Seoul và bắt đầu sự nghiệp tại Văn phòng Công tố viên Daegu vào năm 1994. Ông từng giữ vị trí trưởng Văn phòng Công tố quận Seoul, Tổng công tố Hàn Quốc trước khi chính thức trở thành Tổng thống Hàn Quốc vào ngày 10/5/2022 

Trong khi đó Đệ nhất Phu nhân Kim Keon Hee sinh năm 1972, được cho là có bằng tiến sĩ của Đại học Kookmin. Đồng thời, bà cũng là nhà sáng lập công ty chuyên về triển lãm nghệ thuật Covana Contents. Ngoài ra, kể từ nắm giữ vai trò Đệ nhất phu nhân, bà Kim cũng liên tục được chú ý vì ngoại hình trẻ trung, xinh đẹp và gu thời trang ấn tượng.

Vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc mặn nồng dù đến với nhau ở tuổi xế chiều-2Vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc mặn nồng dù đến với nhau ở tuổi xế chiều-3

Ông Yoon Suk Yeol và bà Kim Keon Hee gây ấn tượng mỗi lần xuất hiện

Đến với nhau vào tuổi "xế chiều"

Đều là những cá nhân xuất sắc nhưng chuyện tình của ông Yoon và vợ lại có phần khác biệt so với số đông do phải đến khi cả hai đã ở độ tuổi trung niên họ mới đến với nhau.

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2018, bà Kim đã tiết lộ đôi chút về chuyện tình của mình và ông Yoon. Theo đó, bà cho rằng câu chuyện tình của bà và chồng không quá lãng mạn, tuy nhiên bà đã biết đến ông Yoon từ rất lâu.

Vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc mặn nồng dù đến với nhau ở tuổi xế chiều-4

Hình ảnh hiếm hoi trong lễ cưới của cặp đôi 10 năm trước

Sau khi được một người quen giới thiệu và cho rằng họ sẽ là một cặp xứng đôi, bà Kim và ông Yoon đã tiến tới hẹn hò và kết hôn vào năm 2012. Vào thời điểm đó, ông Yoon đã 52 tuổi còn bà Kim Keon Hee đã ở tuổi 40.

"Lúc đó, anh ấy không có tiền, và tôi nghĩ anh ấy sẽ không thể kết hôn với bất kỳ ai nếu không có tôi", bà chia sẻ.

Cùng nhau vượt qua giông bão

Dù đã ở bên nhau suốt một thập kỷ nhưng hai vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc lại không có con chung. Tuy nhiên, theo truyền thông xứ kim chi, phu nhân Kim Keon Hee cùng chồng vẫn sống hạnh phúc với bốn chú chó và ba chú mèo.

Vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc mặn nồng dù đến với nhau ở tuổi xế chiều-5Vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc mặn nồng dù đến với nhau ở tuổi xế chiều-6Vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc mặn nồng dù đến với nhau ở tuổi xế chiều-7

Những khoảnh khắc đời thường bên chó cưng của vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc

Ngoài ra, kể từ khi chồng trở thành tổng thống Hàn Quốc, bà Kim cũng cho thấy vai trò nổi bật của mình đã được thể hiện rõ trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, bà cũng vướng phải không ít thông tin tiêu cực đến từ phía dư luận. Thậm chí, do vẻ ngoài quá xinh đẹp của mình, bà Kim còn nhiều lần bị coi là quá "lấn át" chồng - người lẽ ra nên là nhân vật chính trong các sự kiện chính trị.

Tuy nhiên, đối diện với những khó khăn này, ông Yoon và bà Kim luôn cho thấy sự trân trọng và ủng hộ đối phương khi nhiều lần xuất hiện với cái nắm tay thể hiện tình cảm trước báo giới, một hình ảnh khá hiếm đối với các đời Tổng thống tiền nhiệm tại Hàn Quốc.

Vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc mặn nồng dù đến với nhau ở tuổi xế chiều-8Vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc mặn nồng dù đến với nhau ở tuổi xế chiều-9

Cả hai đã cùng nhau vượt qua nhiều "sóng gió"

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/cemnFhR

Adblock test (Why?)

Anh sẽ kêu gọi toàn dân trung thành với Vua Charles III

Toàn dân Anh sẽ được kêu gọi tuyên thệ trung thành với Vua Charles III tại lễ đăng quang, điều vốn chỉ dành cho giới quý tộc.

Văn phòng Tổng Giám mục Canterbury ngày 29/4 tuyên bố bãi bỏ nghi thức "Lòng thành kính của Quý tộc", trong đó đại diện giới quý tộc sẽ quỳ trước tân vương và tuyên thệ trung thành, khỏi lễ đăng quang của Vua Charles III.

Nó sẽ được thay thế bằng nghi thức "Lòng thành kính của Nhân dân". Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby, người chủ trì lễ đăng quang, sẽ kêu gọi toàn bộ người dân các vùng lãnh thổ thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, cũng như những nơi coi Vua Anh là nguyên thủ quốc gia, tuyên thệ trung thành với Quốc vương Charles III.

Người Anh đi bộ gần Cung điện Buckingham, trung tâm London, thủ đô Anh, ngày 30/4. Ảnh: AFP

Người Anh đi bộ gần Cung điện Buckingham, trung tâm London, thủ đô Anh, ngày 30/4. Ảnh: AFP

Nghi thức mới là một trong những thay đổi được Hoàng gia Anh áp dụng với buổi lễ có truyền thống hàng thế kỷ, nhằm phản ánh sự đa dạng của đất nước. Lễ đăng quang của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, mẹ Vua Charles III, đã diễn ra cách đây hơn 70 năm.

Vua Charles III kế vị ngai vàng ngày 10/9/2022, sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời. Lễ đăng quang của ông sẽ được tổ chức ngày 6/5. Nhà vua sẽ đến Tu viện Westminster, ngồi trên ngai St. Edward, được xức dầu thánh và đội vương miện St. Edward.

Quy mô và thời gian cử hành của buổi lễ được thu gọn so với lễ đăng quang năm 1953 của Nữ hoàng Elizabeth II, phản ánh những quan điểm thời hiện đại và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang diễn ra ở Anh.

Các nữ giám mục và các đại diện tín ngưỡng khác ngoài Công giáo sẽ lần đầu tham gia sự kiện. Những văn kiện trong buổi lễ cũng sẽ được đọc bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Wales, Gaelic Scotland và Gaelic Ireland.

Đức Trung (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Chú rể bật khóc nức nở trong đám cưới khiến bố cô dâu bàng hoàng

Chú rể Từ Danh Hưởng chia sẻ, anh đã bật khóc khi bước vào hôn trường vì cảm thấy không dễ để hai người nên duyên vợ chồng sau 10 năm hẹn hò.

Trong văn hóa Trung Quốc, hôn nhân là một sự kiện hạnh phúc, vì thế không nên khóc, cho dù có khóc, phần lớn là cha mẹ của người phụ nữ khóc vì họ không muốn để con gái quý giá của họ kết hôn, hoặc cô dâu không muốn rời xa cha mẹ mình.

Thế nhưng ở Chương Hóa, Đài Loan, Trung Quốc, có trường hợp hy hữu xảy ra, khi cô dâu chú rể bước vào hội trường đám cưới, chú rể bỗng nước mắt lưng tròng, càng hỏi lại càng khóc, khoé mắt rơi lệ liên tục, khiến tất cả mọi người không khỏi sững sờ, bàng hoàng. Bố của cô dâu cũng vô cùng ngạc nhiên, hỏi ra mới biết con rể quá xúc động khi cưới được vợ nên khóc không cầm được nước mắt.

Hài lòng với sự thâm tình của con rể, sau giây phút bàng hoàng, bố cô dâu tỏ ra vô cùng hài lòng. Nhiều người thân, bạn bè của cô dâu chú rể có mặt tại hiện trường cũng bật cười khi tận mắt chứng kiến ​​cảnh tượng này, họ nói: "Lần đầu tiên tôi thấy chú rể khóc đấy", "Cảm động quá, đúng là ấm lòng", "Chắc hẳn chú rể phải rất yêu cô dâu"...

Chú rể bật khóc nức nở trong đám cưới khiến bố cô dâu bàng hoàng-1

Chú rể đã không kìm được nước mắt, khóc nức nở khi nhìn thấy cô dâu bước vào địa điểm tổ chức.

Theo người thân của cặp đôi chia sẻ, chú rể Từ Danh Hưởng và cô dâu Trương Uyển Lâm gặp nhau và yêu nhau đã 10 năm. Chú rể làm ở văn phòng quận Gia Nghĩa, cô dâu làm y tá ở Chương Hoá.

Chia sẻ về đám cưới của các con, ông Trương Văn Xương, bố của cô dâu cho biết, ông cũng rất choáng váng khi thấy con rể khóc không ngừng được, nhưng vì đôi trẻ đã trải qua chặng đường dài yêu xa 10 năm và cuối cùng cũng đạt được kết quả khả quan nên ông cũng hiểu rằng không thể tránh khỏi những giọt nước mắt. Ông hy vọng rằng con rể có thể kiểm soát cảm xúc của mình.

Chú rể Từ Danh Hưởng chia sẻ, anh đã bật khóc khi bước vào hôn trường vì cảm thấy không dễ để hai người  nên duyên vợ chồng sau 10 năm hẹn hò. Nhìn thấy người mình yêu trong bộ váy cưới lộng lẫy, anh không kìm nén được cảm xúc dâng trào mà khóc.

Cô dâu Trương Uyển Lâm cũng hạnh phúc nói, những giọt nước mắt của chồng cô là biểu hiện tình thâm ý trọng trong mối quan hệ lâu dài giữa hai người, điều này khiến cô rất cảm động.

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/1vVhFnM

Adblock test (Why?)

Gây tranh cãi vì khắc tên bạn gái lên bia mộ ông bà

Tòa án sau đó đưa Vạn vào danh sách "người không trung thực, phải thi hành án" và cấm người đàn ông này đi lại bằng đường hàng không, đường sắt cao tốc, ở khách sạn hạng sao, mua bất động sản hoặc xây nhà cho đến khi xóa tên bạn gái cũ khỏi bia mộ gia đình.

Cảnh sát đã nhiều lần kiểm tra Vạn. Sau cùng, người đàn ông này phải dùng đục để xóa tên bạn gái cũ khỏi bia mộ vào cuối tháng 4.

Câu chuyện tại Trùng Khánh thu hút nhiều chú ý trên mạng xã hội Trung Quốc. "Tôi biết những chuyện xăm tên người yêu chưa kết hôn lên cơ thể, nhưng chưa từng nghe về chuyện khắc tên lên bia mộ", một người bình luận.

Một người khác chỉ ra hành động khắc tên bạn đời đã kết hôn để "tránh nguy cơ ly hôn trong tương lai" là điều không bình thường, dù truyền thống khắc tên con cái lên bia mộ ở Trung Quốc đa dạng theo từng vùng.

Adblock test (Why?)

Người Belarus thấp thỏm với xung đột Ukraine

Với Ruslan, kỹ sư ở Minsk, xung đột Nga - Ukraine dường như đang đến gần hơn bao giờ hết khi anh nhận được giấy gọi đi huấn luyện quân sự.

"Họ nói với chúng tôi rằng Belarus sẽ không tham chiến, nhưng tôi vẫn nghe thấy tiếng chiến đấu cơ Nga liên tục gầm rú trên mái nhà, bay về phía căn cứ không quân Machulishchi ở ngoại ô Minsk", Ruslan, 27 tuổi, nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

"Quân đội Nga đã có mặt ở Belarus và tôi thấy chúng tôi đang dần bị biến thành một doanh trại quân đội. Mọi người đều lo sợ rằng người dân Belarus chẳng bao lâu nữa sẽ không còn có thể theo dõi cuộc xung đột từ xa", anh cho hay.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko thăm thao trường Obuz-Lesnovsky, nơi quân đội Nga đóng quân ở vùng Brest, hồi tháng một. Ảnh: Reuters

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (hàng trên, thứ hai từ trái sang) thăm thao trường Obuz-Lesnovsky, nơi quân đội Nga đóng quân ở vùng Brest, hồi tháng một. Ảnh: Reuters

Tổng thống Alexander Lukashenko đã đồng ý cho hàng nghìn binh sĩ Nga đến đóng quân tại Belarus và tiến vào Ukraine khi phát động chiến dịch ngày 24/2/2022, đồng thời chấp nhận để Moskva bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ. Dù vậy, đến nay, ông vẫn cam kết rằng Belarus sẽ không tham gia trực tiếp vào giao tranh.

Giới phân tích đánh giá việc Belarus can dự sâu hơn vào vấn đề Ukraine có thể thổi bùng cơn giận dữ trong công chúng và làm tổn hại hình ảnh của Tổng thống Lukashenko.

Belarus có đường biên giới dài 1.000 km với Ukraine. Nhiều người dân nước này có họ hàng, bạn bè tại quốc gia láng giềng. Đa phần công chúng Belarus cũng tỏ ra thận trọng với cuộc xung đột ở Ukraine.

"Dân chúng Belarus không nhìn thấy bất kỳ ý nghĩa nào ở cuộc xung đột Nga - Ukraine", Svyatlana, quản lý 54 tuổi ở thành phố Luninets gần biên giới, nói.

Quân đội Belarus gần đây thành lập một đơn vị phòng không mới ctrong thành phố Luninets và "nỗi sợ hãi chiến sự đang bao trùm" khi quân số lực lượng này dần tăng lên, bà cho biết thêm.

Nhà phân tích quân sự Aliaksandr Alesin cho rằng nếu quân đội với 45.000 binh sĩ của Belarus được điều động tới Ukraine, "rất nhiều người có thể sẽ từ chối tuân theo mệnh lệnh".

Dù đồng ý để Nga bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ, Tổng thống Lukashenko nhấn mạnh động thái trên chỉ nhằm bảo vệ Belarus trước cái mà ông gọi là kế hoạch gây hấn từ NATO và âm mưu của phương Tây nhằm chống lại Minsk.

"Họ không ném bom các quốc gia có vũ khí hạt nhân", lãnh đạo Belarus gần đây nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết việc xây dựng các cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus sẽ hoàn thành trước ngày 1/7. Nga đã sửa đổi loạt máy bay quân sự Belarus để chúng có thể mang vũ khí hạt nhân và cung cấp cho Minsk tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân.

Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Minsk đã lưu trữ khoảng 2/3 kho tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân của Moskva, Alesin cho biết, thêm rằng hàng chục kho lưu trữ từ thời Liên Xô vẫn có thể được tái sử dụng. Sau khi Liên Xô tan rã, vũ khí hạt nhân tại Belarus, Ukraine và Kazakhstan được chuyển đến Nga theo một thỏa thuận do Mỹ làm trung gian.

"Belarus từng là một pháo đài hạt nhân của Liên Xô, và giờ đây, Tổng thống Putin và Lukashenko đã quyết định không chỉ khôi phục mà còn củng cố nó", Alesin nói. "Từ Belarus, các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Nga có thể vươn tới Ukraine, toàn bộ lãnh thổ Ba Lan, vùng Baltic và một phần của Đức. Vì thế 'ban công hạt nhân Belarus' này sẽ khiến các chính trị gia phương Tây lo lắng trong thời gian tới".

Lãnh đạo phe đối lập Sviatlana Tsikhanouskaya nhận định việc cho phép Nga bố trí vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Belarus sẽ tạo ra rủi ro cho người dân nước này.

"Cho phép Nga triển khai vũ khí hạt nhân, Belarus sẽ trở thành mục tiêu trong trường hợp căng thẳng leo thang và gây nguy hiểm nghiêm trọng đến người dân Belarus", Tsikhanouskaya nói, thêm rằng điều này sẽ chỉ khiến phương Tây siết chặt hơn các lệnh trừng phạt với Minsk và Moskva.

Những biện pháp trừng phạt này đang làm tê liệt nền kinh tế Belarus, vốn đã sụt giảm 4,7% vào năm ngoái. Tổng thống Lukashenko kỳ vọng mức tăng 70% trong thương mại với Nga năm 2022 có thể làm dịu tác động tiêu cực và mong muốn Belarus sẽ thu được lợi nhuận từ đơn đặt hàng của Moskva về thiết bị điện tử và các thành phần công nghệ cao khác cho hệ thống vũ khí.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko sau một cuộc hội đàm ở Minsk, hồi tháng 12 năm ngoái. Ảnh: AP

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko sau một cuộc hội đàm ở Minsk, hồi tháng 12/2022. Ảnh: AP

Alesin cho hay Moskva đang cung cấp cho Minsk "những khoản vay và năng lượng giá rẻ, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn để đổi lấy cơ hội tiếp cận cơ sở hạ tầng quân sự của Belarus".

Một phần trong 300.000 quân dự bị Nga huy động vào mùa thu năm ngoái đang được huấn luyện trên các thao trường ở Belarus. Tổng thống Lukashenko cho biết 500 sĩ quan nước này đang giúp huấn luyện binh sĩ Nga tại các trại dã chiến bên cạnh doanh trại quân đội Belarus.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gần đây đến thăm lực lượng biên phòng ở vùng Volyn, phía tây bắc đất nước, kêu gọi cảnh giác trước khả năng quân Nga xâp nhập từ Belarus.

"Chúng ta chưa thấy bất kỳ động thái chuẩn bị nào ở Minsk và Tổng thống Lukashenko đến nay vẫn cho thấy ông không muốn bị lôi kéo vào một cuộc đối đầu với Ukraine, nhưng tình hình có thể thay đổi khi Belarus ngày càng quân sự hóa", nhà phân tích quân sự Ukraine Oleh Zhdanov nhận xét. "Ông Lukashenko sẵn sàng cho Nga bất cứ thứ gì họ muốn, ngoại trừ binh lính Belarus. Nhưng Kiev thực sự lo lắng về việc quân đội Nga gia tăng hiện diện ở Belarus".

Nhà phân tích chính trị Belarus Valery Karbalevich cho rằng việc Minsk liên quan ngày càng nhiều vào cuộc xung đột Nga - Ukraine đang khiến tâm lý hoang mang lan rộng trong dư luận nước này.

Theo Karbalevich, dù Minsk từ chối tham chiến, Kiev vẫn phải duy trì quân số đáng kể ở biên giới Belarus, đề phòng một cuộc tấn công khác từ hướng này.

"Nếu tham chiến, quân đội Belarus sẽ khó tạo ra nhiều thay đổi trên chiến trường, nhưng Điện Kremlin cần tiếp tục cho Kiev và phương Tây thấy rằng mối đe dọa từ Belarus vẫn còn", ông nói. "Sử dụng Minsk làm trung tâm quân sự, Nga sẽ vẫn giữ được mối đe dọa thường xuyên về khả năng Belarus tham chiến, từ đó duy trì áp lực lên Ukraine".

Vũ Hoàng (Theo AP)

Adblock test (Why?)

Nga thay tướng chỉ huy hậu cần

Bộ Quốc phòng Nga thông báo thay chỉ huy hậu cần Mikhail Mizintsev sau 7 tháng bổ nhiệm, giao trọng trách cho tướng Alexei Kuzmenkov.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 30/4 thông báo tướng chỉ huy hậu cần Mikhail Mizintsev, cựu chỉ huy chiến dịch Mariupol, được thay thế bởi cựu phó tư lệnh Vệ binh Quốc gia Alexei Kuzmenkov.

"Ông Kuzmenkov được bổ nhiệm vị trí Thứ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga, chịu trách nhiệm hỗ trợ hậu cần cho lực lượng vũ trang", theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga.

Bộ Quốc phòng Nga không nêu lý do ông Mizintsev bị thay thế. Ông Mizintsev được bổ nhiệm vị trí chỉ huy hậu cần tháng 9/2022, vài ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin phát lệnh "động viên một phần", triệu tập lực lượng dự bị cho chiến dịch tại Ukraine.

Thượng tướng Alexei Kuzmenkov của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga. Ảnh: RIA Novosti

Tướng Alexei Kuzmenkov. Ảnh: RIA Novosti

Ông Kuzmenkov sinh năm 1971, tốt nghiệp Trường Hậu cần Quân sự cấp cao Volsk năm 1992. Từ đó đến năm 2019, ông giữ nhiều vị trí khác nhau trong các tổ chức hỗ trợ hậu cần cho lực lượng vũ trang Nga. Từ năm 2019, ông giữ chức phó tư lệnh Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga được đưa ra sau nhiều ngày xuất hiện tin đồn về việc sa thải tướng Mizintsev. Ông Mizintsev từng bị chính phủ Anh áp lệnh trừng phạt vì liên quan đợt bao vây thành phố cảng Mariupol hồi tháng 3/2022.

Thanh Tâm (Theo AFP, RIA Novosti)

Adblock test (Why?)

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

Mỹ giải cứu công dân khỏi Sudan sau hai tuần trì hoãn

Mỹ tổ chức đoàn xe giải cứu công dân khỏi thủ đô Khartoum của Sudan sau hai tuần trì hoãn vì lý do an ninh.

"Đoàn xe do chính phủ Mỹ tổ chức đã đưa công dân Mỹ, nhân sự được thuê tại địa phương và công dân một số nước đối tác, đồng minh đến cảng Sudan vào ngày 29/4", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết.

"Chúng tôi hỗ trợ công dân Mỹ và những hành khách đủ điều kiện tiếp tục di chuyển đến Jeddah, Arab Saudi. Nhân viên Mỹ được bố trí sẵn tại đây để hỗ trợ công tác lãnh sự và khẩn cấp", ông Matthew Miller nói.

Những người thuộc diện sơ tán được giới chức Mỹ thông báo ngày 27/4. Một ngày sau họ nhận yêu cầu tập hợp tại một sân golf, mang theo nhu yếu phẩm vừa đủ trước khi lên đoàn xe tới cảng Sudan.

Ông Miller cho biết Mỹ đã đàm phán với các đối tác trong khu vực và quốc tế "để đảm bảo điều kiện an ninh phù hợp cho chiến dịch sơ tán hàng nghìn người", trong đó có đoàn xe ngày 29/4.

Dòng phương tiện rời khỏi thủ đô Khartoum hướng đến cảng Sudan ở khu vực đông bắc ngày 23/4. Ảnh: AFP

Dòng phương tiện rời khỏi thủ đô Khartoum hướng đến cảng Sudan ở khu vực đông bắc ngày 23/4. Ảnh: AFP

Quan chức Mỹ tiết lộ đoàn xe được hộ tống bởi máy bay không người lái (UAV) vũ trang. Khoảng 200 - 300 người được sơ tán di chuyển quãng đường hơn 800 km từ thủ đô Khartoum đến cảng Sudan. Lầu Năm Góc ngày 29/4 thông báo triển khai một tàu hải quân gần cảng để hỗ trợ hoạt động sơ tán.

Chuyến giải cứu được tổ chức trong bối cảnh công dân Mỹ tại Sudan ngày càng tỏ ra phẫn nộ vì Washington mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị, trong khi chính phủ nhiều nước đã sơ tán công dân suốt hai tuần qua. Một số công dân Mỹ nói họ cảm thấy bị chính phủ bỏ mặc, phải tự xoay sở trong tình hình nguy hiểm.

Chính phủ Anh ngày 29/4 thông báo đã sơ tán gần 1.900 người khỏi Sudan bằng đường hàng không và chuẩn bị tổ chức chuyến bay sơ tán cuối cùng cho công dân trong đầu tuần sau.

Mỹ đánh giá điều kiện an ninh không cho phép họ tổ chức chuyến sơ tán dân sự, song điều trực thăng và máy bay quân sự sơ tán toàn bộ nhân viên ngoại giao tại Sudan từ tuần trước.

Theo Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel, gần 5.000 công dân Mỹ liên hệ với chính phủ xin thông tin sơ tán ở Sudan sau chiến sự bùng phát. Ông Patel nói "chỉ một phần nhỏ trong số đó" đề nghị chính phủ Mỹ hỗ trợ sơ tán.

Chiến sự Sudan bùng phát từ ngày 15/4 giữa tổ chức dân quân Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RFS) và quân chính phủ, do nghi ngờ đối phương âm mưu đảo chính. RFS không chấp nhận kế hoạch sáp nhập vào quân chính phủ, trong khi phe quân đội nghi ngờ RFS muốn gia tăng kiểm soát khi thành lập cứ điểm trên khắp đất nước.

Thanh Danh (Theo Fox, CNN)

Adblock test (Why?)

Tu viện nơi Vua Anh đăng quang

Tu viện Westminster, nơi Vua Charles III làm lễ đăng quang, đã chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại khác của hoàng gia Anh trong gần một thiên niên kỷ.

Lễ đăng quang của Vua Charles III dự kiến diễn ra tại Tu viện Westminster ở London ngày 6/5 với các truyền thống có từ 1.000 năm trước. Đây là nghi lễ đánh dấu thời điểm chính thức lên ngôi của Vua Charles III, gần 8 tháng từ khi ông kế vị ngai vàng của Nữ hoàng Elizabeth II quá cố.

Tu viện Westminster có nguồn gốc là quần thể kiến trúc được các tu sĩ Benedictine xây dựng năm 960 ở London. Hơn 100 năm sau, Vua Edward hoàn thành cải tạo, mở rộng công trình thành một nhà thờ đá. Đến thế kỷ 13, Vua Henry III phá bỏ phần lớn kiến trúc nguyên thủy của nhà thờ, xây dựng lại theo phong cách Gothic cổ điển.

Kiến trúc Tu viện Westminster ngày nay chủ yếu hình thành trong khoảng thời gian này, với mái vòm nhọn, cửa sổ hoa hồng, cột đá cẩm thạch. Lần trùng tu gần nhất diễn ra từ năm 1973 đến 1995. Đây cũng là tu viện có mái vòm Gothic cao nhất ở Anh, cao 31 mét.

Tu viện Westminster ở London nhìn từ trên cao. Ảnh: Independent

Tu viện Westminster ở London nhìn từ trên cao. Ảnh: Independent

Tu viện hiện là một tổ hợp công trình kiến trúc đồ sộ, với nhiều phân khu có các chức năng khác nhau.

Một số phân khu đáng chú ý nhất là Nave, nơi chôn cất nhiều người nổi tiếng, Phòng Jerusalem, nơi ở cũ của người đứng đầu Tu viện, Poet's Corner (Hành lang Thi ca), nơi an nghỉ của nhiều nhà văn lừng danh và Nhà nguyện Lady Chapel, nơi nhiều thành viên hoàng gia Anh an nghỉ.

Kể từ năm 1066, Tu viện Westminster đã tổ chức 38 lễ đăng quang cho các bậc quân chủ của Anh. Buổi lễ đầu tiên là của Vua William vào cuối năm đó. Lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II năm 1953 là buổi lễ đầu tiên được phát sóng trên truyền hình, thu hút 27 triệu khán giả theo dõi.

Tu viện cũng đã cử hành 16 hôn lễ hoàng gia kể từ đám cưới đầu tiên của Vua Henry I và Công chúa Matilda năm 1100, trong đó có các đám cưới của Nữ hoàng Elizabeth II - Hoàng thân Philip năm 1947, đám cưới Hoàng tử William - Kate Middleton năm 2011.

Toàn cảnh bên trong Tu viện Westminster ở London, ngày 12/4. Ảnh: AFP

Bên trong Tu viện Westminster ở London, ngày 12/4. Ảnh: AFP

Tu viện Westminster cũng là nơi tổ chức tang lễ hoàng gia và là nơi yên nghỉ của 13 cố vương, 4 nữ hoàng, 11 hoàng hậu. Các cố vương Anh sau này được chôn cất tại nơi khác do Tu viện thiếu chỗ.

Sau khi quốc tang Nữ hoàng Elizabeth II năm ngoài được tổ chức tại Tu viện Westminster, thi hài của bà được an táng tại Nhà nguyện Tưởng niệm Vua George VI. Tang lễ Công nương Diana cũng được tổ chức tại Tu viện, bà sau đó được chôn cất tại khu đất của gia đình Spencer.

Tổng cộng 3.330 người được chôn cất tại Tu viện, trong đó có 8 thủ tướng và một số danh nhân của nước Anh. Năm 2018, thi hài nhà vật lý Stephen Hawking được an táng tại Tu viện, giữa các ngôi mộ của Isaac Newton và Charles Darwin.

Người dân tới viếng Nữ hoàng Anh

Người dân vào viếng Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong Đại sảnh Westminster, ngày 14/9/2022. Video: Sky News

Tu viện Westminster sẽ đóng cửa từ 25/4 đến 8/5 để phục vụ lễ đăng quang của Vua Charles III. Ngoài thời gian này, Tu viện mở cửa tự do cho công chúng tham quan và chiêm ngưỡng nhà thờ, lăng mộ hoàng gia.

Đức Trung (Theo People, AFP)

Adblock test (Why?)

Thành phố Nga kiểm soát ở Kherson hứng hỏa lực dữ dội

Chính quyền Novaya Kakhovka, thành phố Nga kiểm soát ở tỉnh Kherson, cho hay đang bị Ukraine pháo kích dữ dội.

"Novaya Kakhovka đang bị mất điện. Thành phố và các khu dân cư xung quanh đang hứng hỏa lực dữ dội từ lực lượng vũ trang Ukraine", chính quyền thành phố do Nga bổ nhiệm cho biết ngày 29/4.

Giới chức Novaya Kakhovka kêu gọi người dân "bình tĩnh", cho hay điện sẽ được khôi phục "sau khi trận pháo kích chấm dứt".

Binh sĩ Nga tuần tra nhà máy thủy điện Kakhovka ở Kherson ngày 20/5/2022. Ảnh: AFP

Binh sĩ Nga tuần tra nhà máy thủy điện Kakhovka ở Kherson ngày 20/5/2022. Ảnh: AFP

Vụ pháo kích vào Novaya Kakhovka diễn ra cùng ngày với vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào kho nhiên liệu ở Crimea, nơi Nga tuyên bố sáp nhập năm 2014.

Nga kiểm soát hầu hết diện tích tỉnh Kherson, trong đó có Novaya Kakhovka, từ những ngày đầu Moskva phát động cuộc chiến tại Ukraine hồi tháng 2/2022. Novaya Kakhovka có đập thủy điện Khakhovka, một trong những mục tiêu chiến lược của Moskva. Ukraine năm ngoái mở cuộc phản công đẩy lực lượng Nga khỏi thành phố Kherson, thủ phủ của tỉnh cùng tên. Nga rút sang bờ đông sông Dnieper và vẫn kiểm soát phần lớn diện tích tỉnh.

Kherson là một trong 4 tỉnh Nga đã tuyên bố sáp nhập tháng 10 năm ngoái, cùng ba tỉnh khác là Donetsk, Lugansk và Zaporizhzhia. Ukraine phản đối, nói rằng động thái này "không có giá trị" và cam kết sẽ giành lại tất cả lãnh thổ. Các nước phương Tây cũng lên án động thái của Nga, khẳng định không công nhận kết quả.

Tổng thống Vladimir Putin ngày 17/4 đã tới thăm sở chỉ huy quân đội Nga ở Kherson, trong bối cảnh quân đội Ukraine được cho là đang tích cực chuẩn bị tiến hành chiến dịch phản công quy mô lớn nhằm giành lại lãnh thổ.

Vị trí Novaya Kakhovka. Đồ họa: WP

Vị trí Novaya Kakhovka. Đồ họa: WP

Hồng Hạnh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Những phụ nữ Hàn Quốc khác xa phim ảnh

Phim truyền hình xứ kim chi đã tự "đóng khung" các nhân vật nữ nước mình, gây ra nhiều hiểu lầm cho khán giả toàn cầu.

Với đôi mắt thiên thần, gương mặt trong veo và mái tóc óng mượt, nữ juingong (từ chỉ nhân vật chính trong tiếng Hàn) của các bộ phim truyền hình xứ kim chi luôn là tâm điểm chú ý. Kiểu nhân vật này còn gây ấn tượng bởi phong thái lạc quan, vui vẻ và luôn biết cách chiếm lấy trái tim các oppa (từ gọi anh trai, người yêu).

Do đó, khán giả thường xuyên bày tỏ sự ghen tỵ, ao ước được trở thành người như các nữ juingong. Tuy nhiên, đời sống thực tế của phụ nữ Hàn Quốc không màu hồng như cách phim ảnh khắc họa.

Dưới đây là sự thật về 5 khuôn mẫu thường thấy về nữ giới trên các bộ K-drama, theo Strait Times.

Cô gái ngổ ngáo

Hình tượng “nữ anh hùng” xấc xược, có khuynh hướng hành xử bạo lực trở thành cơn sốt sau thành công của phim hài lãng mạn My Sassy Girl, ra mắt năm 2001.

Những hành động bắt nạt bạn trai của juingong khiến khán giả thích thú và ngưỡng mộ, ước được trở thành người mạnh mẽ tương tự. Sức ảnh hưởng của kiểu nhân vật chính này lớn đến mức phim được làm mới vào năm 2008 và 2017.

Thực tế, phụ nữ ở Hàn Quốc lại có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của bạo lực hẹn hò, thay vì là thủ phạm.


Những phụ nữ Hàn Quốc khác xa phim ảnh-1Hình tượng cô nàng ngổ ngáo được yêu thích trên màn ảnh nhỏ Hàn Quốc. Ảnh minh họa: GooglePlay.


Theo số liệu của cảnh sát nước này, có 3.173 vụ bạo hành nữ giới khi yêu đương trong năm 2018. Đến năm 2021, tổng số ca đã vượt mốc 10.000.

Một nghiên cứu riêng của chính phủ xứ kim chi tiết lộ rằng cứ 3 phụ nữ trưởng thành lại có một người từng bị tấn công về thể xác, tinh thần hoặc cả hai. 50% thủ phạm là bạn trai hiện tại hoặc tình cũ quay lại bạo hành.

Phụ nữ Hàn Quốc cũng đối mặt với tình trạng tội phạm tình dục kỹ thuật số: từ quay lén, trả thù khiêu dâm cho đến các đường dây tình dục trực tuyến. Do đó, dù hình tượng cô nàng ngổ ngáo luôn được yêu thích, nữ giới nước này vẫn chưa thực sự tìm được cách chống trả hoặc xử lý triệt để những mối nguy kể trên.

Người mẹ hy sinh

Trong các bộ K-drama, omma (từ gọi mẹ trong tiếng Hàn) thường được mô tả là người phụ nữ tần tảo, đặt lợi ích của chồng và các con lên hàng đầu.

Họ chen lấn nhau trong các siêu thị để tranh hàng giảm giá, luôn nấu một bàn đầy thức ăn cho bữa sáng và tối. Những buổi tụ tập kéo dài nhiều giờ đồng hồ giữa các omma để trao đổi thông tin về bất kỳ ai trong khu phố là tình tiết dễ thấy trong nhiều phim truyền hình.

Đặc biệt, vì đặt lợi ích gia đình lên hàng đầu, họ quên chăm chút cho bản thân. Cuối cùng, hôn nhân của các omma đổ vỡ vì một cô gái trẻ trung, quyến rũ nào đó.

Theo phóng viên Chang May Choon, kiểu phụ nữ này vẫn tồn tại trong xã hội Hàn Quốc.

Những phụ nữ Hàn Quốc khác xa phim ảnh-2
Các omma bị "đóng khung" với hình tượng tần tảo, bỏ qua nhu cầu cá nhân vì chồng con. Ảnh minh họa: Phim Kim Ji-young, Born 1982.


Song, với sự hỗ trợ của công nghệ, cuộc sống của họ không quá khổ sở như phim ảnh đóng khung. Chẳng hạn, các omma đã sớm “đi chợ” bằng ứng dụng mua sắm, tận dụng thực phẩm dạng ăn liền nhằm tiết kiệm thời gian, công sức.

“Mỗi khi đi ngang khu Gangnam, không khó để bạn bắt gặp nhóm các bà mẹ ăn mặc sành điệu, tụ tập trong quán cà phê sang trọng. Câu chuyện của họ xoay quanh những món đồ hiệu và cuộc sống đủ đầy, thay vì cực khổ, hy sinh quá nhiều như trên phim”, Chang nói.

Kẻ đào mỏ

Người hâm mộ phim dài tập Hàn Quốc vốn đã quen với hình tượng “hồ ly tinh” - những cô gái trẻ, đẹp, mưu toan phá hoại hôn nhân của ai đó để chiếm tài sản. Trên màn ảnh, họ luôn diện trang phục sexy, cố tình khoe đường cong và mang phong thái lẳng lơ. Nhiều trường hợp, kiểu nhân vật này được gọi là kkot-baem (nghĩa đen là rắn hoa, ám chỉ một kẻ đào mỏ).

Thực tế, ngoại hình của kkot-baem có thể rất bình thường, giản dị. Thay vì lừa đảo bằng nhan sắc, họ tận dụng khả năng thuyết phục và sự chăm sóc tận tình. Do đó, khó nhận ra kiểu người này nếu chỉ dựa vào những yếu tố thường thấy trong phim.

Mẹ chồng “ác mộng”

Phim truyền hình Hàn Quốc tràn ngập những câu chuyện kịch tính về cách mẹ chồng (sieomeoni) hành hạ vợ mới cưới của con trai.

Trong khi đó, ai cũng hiểu rằng không phải sieomeoni nào cũng xấu tính. Nhiều người chiều chuộng, yêu thương con dâu như ruột thịt, sẵn sàng làm việc nhà, chăm cháu để con dâu đi làm hoặc nghỉ ngơi.

Tác giả Chang May Choon thừa nhận đã từng có thành kiến với mẹ chồng dưới ảnh hưởng của phim ảnh. Song, cô nhanh chóng tìm được nhiều điểm chung và trở thành một người bạn nhỏ tuổi của bà. Tương tự, nhiều bạn bè của Chang tại Hàn Quốc cũng được mẹ chồng đứng ra bảo vệ trong nhiều tình huống xung đột gia đình.

Bà thím nhiều chuyện

Với những lọn tóc xoăn bồng bềnh và bộ quần áo nhiều họa tiết, các ajumma luôn nổi bật giữa đám đông. Từ tiếng Hàn này dùng để chỉ một phụ nữ ở độ tuổi trung niên, thường đã có gia đình.

Trên phim, kiểu nhân vật này luôn buôn chuyện và tạo ra tình tiết hài hước. Thậm chí, thái độ hung hăng, bất hợp tác một cách ngớ ngẩn của họ luôn được khán giả trông đợi.


Những phụ nữ Hàn Quốc khác xa phim ảnh-3
Các "ajumma" thường có mái tóc xoăn ngắn, mặc đồ sặc sỡ và rộng. Ảnh minh họa: Elie Souffan.


Tuy nhiên, từ ajumma không mang lại cảm giác trìu mến như vậy trong đời thực. Nhiều phụ nữ sẽ thấy tức giận nếu bị gọi như vậy, bởi các ajumma thường được “đóng khung” với hình ảnh ít học, thô lỗ, lắm lời.

Tháng 3/2023, một phụ nữ 37 tuổi ở tỉnh Gyeonggi đã rút dao đâm hai phụ nữ lớn tuổi và một người đàn ông trên tàu điện ngầm vì bị những người này gọi là ajumma.

"Tôi tránh gọi phụ nữ lớn tuổi như vậy, thay vào đó là 'imo' (dì)", Lee Bo-ra (36 tuổi) nói với Korea Herald.

Phụ nữ ở độ tuổi của Lee cũng là nhóm khó tìm kính ngữ thích hợp để xưng hô. Bị gọi là ajumma sẽ mang ngụ ý rằng họ không còn giống như một agassi - phụ nữ trẻ, độc thân.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/9mw1JWA

Adblock test (Why?)

Ông Putin tuyên bố không tuân theo luật một số nước đặt ra

Tổng thống Putin chỉ trích một số nước tự đặt ra các quy tắc và tuyên bố Nga sẽ không tuân theo.

"Một số đối tác, hay đúng hơn là đối tác cũ, đang phá hủy khuôn khổ pháp lý và các kênh liên lạc, cố gắng áp đặt quan điểm và các quy tắc họ tự đặt ra", Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Lập pháp nước này ở St. Petersburg hôm 28/4.

Tổng thống Putin nhận định hệ thống ngoại giao quốc tế bị xói món nghiêm trọng trong khi một số quốc gia tự đưa ra các quy tắc của riêng họ và Nga sẽ không tuân theo những quy tắc đó.

Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì một cuộc họp trực tuyến ngày 29/3. Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì một cuộc họp trực tuyến ngày 29/3. Ảnh: AFP

Lãnh đạo Nga nói thêm nước này cũng không tự cô lập mình và vẫn sẵn sàng mở rộng quan hệ đối tác "thực chất, bình đẳng, cùng có lợi" với các quốc gia thân thiện. Ông Putin lưu ý Nga có "nhiều người cùng chí hướng" ngay cả ở các nước phương Tây.

Từ khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi tháng 2/2022, Nga liên tục bị các nước phương Tây chỉ trích và áp lệnh trừng phạt trên nhiều lĩnh vực. Nga thừa nhận các lệnh trừng phạt về lâu dài sẽ ảnh hưởng, song nước này có đủ khả năng vượt qua.

Nền kinh tế Nga được đánh giá đứng vững trong một năm qua và nước này không ghi nhận tình trạng thất nghiệp hàng loạt hay đồng tiền mất giá nghiêm trọng. Theo cơ quan thống kế Nga, nền kinh tế nước này giảm 2,1% vào năm ngoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán kinh tế Nga năm nay tăng trưởng 0,3%.

Ngọc Ánh (Theo RT)

Adblock test (Why?)

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Phần lớn nạn nhân giáo phái nhịn ăn tới chết là trẻ em

KenyaBộ trưởng Nội vụ Kindiki cho biết đã phát hiện 109 thi thể liên quan giáo phái nhịn ăn tới chết, trong đó đa số là trẻ nhỏ.

"Những báo cáo chúng tôi thu được cho thấy đa số các thi thể là trẻ em, tiếp theo là phụ nữ rồi tới đàn ông", Bộ trưởng Nội vụ Kenya Kithure Kindiki nói với các phóng viên hôm 28/4, thông báo về quá trình tìm kiếm những thi thể liên quan giáo phái nhịn ăn tới chết trong khu rừng Shakahola.

Ông Kindiki cho biết thêm qua quan sát sơ bộ, giới chức Kenya cho rằng nhiều nạn nhân không tử vong vì chết đói, dường như một số người còn sử dụng các phương pháp cực đoan khác như tự làm bị thương chính mình.

Nhân viên vận chuyển thi thể của các nạn nhân được tìm thấy trong khu rừng Shakahola tới nhà xác ở Malindi, Kenya, hôm 27/4. Ảnh: Reuters

Nhân viên vận chuyển thi thể của các nạn nhân được tìm thấy trong khu rừng Shakahola tới nhà xác ở Malindi, Kenya, hôm 27/4. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Nội vụ Kenya gọi kẻ gây ra cái chết của người dân liên quan giáo phái là khủng bố. Ông nói thêm chính phủ Kenya sẽ công bố những biện pháp mới nhằm quản lý các nhóm tôn giáo từ tuần tới.

Paul Mackenzie Nthenge, người sáng lập giáo phái Tin lành Quốc tế ở Kenya từ năm 2003, bị cảnh sát bắt hồi giữa tháng. Người này bị cáo buộc thuyết phục các tín đồ nhịn ăn tới chết. Mackenzie và nhóm luật sư chưa lên tiếng về sự việc.

Ezekiel Odero, nhà thuyết giáo của một nhà thờ gần khu rừng Shakahola, hôm 27/4 cũng bị bắt. Tài liệu của cảnh sát cho thấy một số trường hợp tử vong liên quan nhà thờ của Odero từ năm 2022 tới năm 2023 và thi thể của những người này có thể đã được chuyển tới khu rừng Shakahola.

Ngọc Ánh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Ông Tập nỗ lực nâng vị thế ngoại giao Trung Quốc

Chủ tịch Tập Cận Bình đang thúc đẩy chiến dịch ngoại giao mạnh mẽ nhằm thúc đẩy vị thế của Trung Quốc, cạnh tranh ảnh hưởng từ phương Tây.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 26/4 bất ngờ điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho biết sẽ cử đại diện đặc biệt tới Ukraine và tổ chức đàm phán với tất cả các bên để giải quyết khủng hoảng. Trung Quốc cũng sẽ nỗ lực hướng tới việc ngừng bắn ở Ukraine càng sớm càng tốt, nhấn mạnh đàm phán là "giải pháp duy nhất" cho cuộc xung đột.

Nỗ lực ngoại giao được ông Tập tiến hành trong bối cảnh xung đột Ukraine đã kéo dài hơn năm, làm gia tăng lo ngại về những hệ lụy nó có thể mang lại với tình hình an ninh, địa chính trị toàn cầu. Căng thẳng ngày càng tăng giữa Nga và phương Tây khiến cánh cửa đàm phán giữa hai bên ngày càng bị thu hẹp.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi lễ ký kết thỏa thuận ở Moskva hồi tháng 3. Ảnh: AFP

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi lễ ký kết thỏa thuận ở Moskva hồi tháng 3. Ảnh: AFP

Giới quan sát cho rằng đây là một phần trong nỗ lực ngoại giao của ông Tập nhằm nâng tầm vị thế toàn cầu của Trung Quốc, đưa nước này trở lại "vị trí phù hợp là đầu tàu kinh tế, chính trị" của thế giới, theo bình luận viên Joe McDonald của AP.

Trong một tháng qua, ông Tập đã gặp hàng loạt lãnh đạo thế giới cả ở Trung Quốc và nước ngoài, hướng tới mục tiêu củng cố quan hệ với những người bạn cũ, đồng thời tìm cách củng cố ảnh hưởng của Bắc Kinh trước sức ép từ phương Tây.

"Trung Quốc đang cố gắng tìm kiếm không gian mới để hành động", Manoj Kewalramani, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Takshashila, tổ chức nghiên cứu chính sách Ấn Độ, nhận xét. "Trên mọi phương diện, Chủ tịch Tập dường như muốn hạn chế tối đa những gì ông coi là hành vi kiềm chế của phương Tây đối với Trung Quốc".

Đưa Trung Quốc trở thành tâm điểm trên trường quốc tế từ lâu đã là mục tiêu lớn trong chính sách đối ngoại của Chủ tịch Tập. Ông đã khởi xướng Sáng kiến Vành đai và Con đường, chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu trị giá hàng nghìn tỷ USD, giúp biến Bắc Kinh thành một đối tác phát triển quan trọng trên toàn thế giới.

Tháng trước, Trung Quốc đứng ra làm trung gian cho Iran và Arab Saudi nối lại quan hệ ngoại giao, dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Trung Đông cũng như trên toàn cầu.

Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy hoạt động ngoại giao của mình sau bài phát biểu vào đầu tháng ba, khi ông cho rằng Washington đang dẫn đầu một chiến dịch quốc tế nhằm "ngăn chặn, bao vây và kiềm tỏa toàn diện" Bắc Kinh.

Đầu tháng 4, Chủ tịch Trung Quốc tiếp đón Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, một lãnh đạo chủ chốt của liên minh phương Tây với quan điểm theo đuổi "quyền tự chủ chiến lược", vốn được Bắc Kinh rất khuyến khích.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 6/4. Ảnh: Reuters

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 6/4. Ảnh: Reuters

Ông còn trao đổi với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khi bà cùng Tổng thống Macron tới thủ đô Trung Quốc, cam kết sẽ trao đổi với Tổng thống Ukraine "khi có điều kiện và thời điểm thích hợp". Cam kết đó được ông thực hiện trong chưa đầy một tháng sau.

Nỗ lực của ông Tập nhận được động lực mạnh mẽ khi Tổng thống Macron khẳng định châu Âu nên giữ lập trường "độc lập chiến lược", tránh trở thành "chư hầu" của Mỹ trong chính sách với Đài Loan.

"Tôi thấy Bắc Kinh đang tìm cách đẩy lùi Mỹ và phá vỡ cái mà ông Tập coi là liên minh đối phó Trung Quốc ở phương Tây", Jean-Pierre Cabestan, giáo sư danh dự về khoa học chính trị tại Đại học Baptist Hong Kong, bình luận. "Đây là lý do chuyến thăm của Tổng thống Pháp rất thành công trong mắt người Trung Quốc, bởi thông qua việc thúc đẩy ý tưởng về quyền tự chủ chiến lược, ông Macron đã góp phần khoét sâu thêm khoảng cách giữa Mỹ và châu Âu".

Đến giữa tháng 4, Chủ tịch Trung Quốc đón tiếp Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, người "tích cực đón nhận đề xuất hòa bình Ukraine của Trung Quốc" và cho rằng phương Tây cần nghiêm túc hơn trong tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột.

Tổng thống da Silva cũng thúc đẩy tầm nhìn chung về một thế giới đa cực trong chuyến thăm Trung Quốc. Dừng chân tại Thượng Hải, ông kêu gọi đưa đồng tiền của hai nước đóng vai trò trung tâm hơn trong thương mại toàn cầu. "Mỗi đêm tôi đều tự hỏi tại sao mọi quốc gia lại cần giao dịch bằng USD", ông nói.

People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa tin Tổng thống Brazil còn gọi Trung Quốc là "động lực không thể thiếu trong chính trị, kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ toàn cầu". Ông nói thêm rằng Brazil "cam kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc từ góc độ chiến lược nhằm định hình một trật tự quốc tế công bằng và bình đẳng".

Trước khi rời Trung Quốc, Tổng thống da Silva cho rằng Washington mới là bên muốn kéo dài xung đột ở Ukraine, đồng thời hối thúc Mỹ và EU tập trung thúc đẩy hòa bình. Bình luận của ông lặp lại quan điểm từ Bắc Kinh rằng việc Mỹ và phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine khiến xung đột kéo dài.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự lễ đón tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 14/4. Ảnh: Reuters

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ đón ở Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh ngày 14/4. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Tập cũng thể hiện quan điểm rằng ông coi mối quan hệ giữa Trung Quốc với Nga là trọng tâm trong nỗ lực chống lại trật tự thế giới do phương Tây dẫn dắt.

Khi bắt đầu nỗ lực ngoại giao gần đây, ông chọn công du Nga để một lần nữa nhấn mạnh mối quan hệ khó tách rời giữa hai nước. Rời tiệc chiêu đãi cấp nhà nước với Tổng thống Putin, Chủ tịch Trung Quốc nói rằng thế giới đang trải qua những thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua. "Hãy cùng nhau thúc đẩy những thay đổi đó", ông nói với Tổng thống Nga và nhận được cái gật đầu của ông chủ Điện Kremlin.

Vũ Hoàng (Theo WSJ)

Adblock test (Why?)

Hàn Quốc cân nhắc chuyển vũ khí cho Ukraine

Tổng thống Yoon Suk-yeol cho biết Hàn Quốc đang xem xét phương án viện trợ vũ khí cho Ukraine, nhấn mạnh chiến dịch quân sự của Nga không được phép thành công.

Trong bài phát biểu tại Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard ngày 28/4, Tổng thống Yoon nói rằng chiến dịch của Nga tại Ukraine vi phạm luật pháp quốc tế và các quyền của người dân nước này.

"Chúng ta cần chứng minh những nỗ lực như vậy sẽ không bao giờ đạt được thành công, để ngăn chặn những hành động tương tự diễn ra trong tương lai", lãnh đạo Hàn Quốc cho hay.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu tại Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland, hôm 25/4. Ảnh: AFP

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu tại Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland, hôm 25/4. Ảnh: AFP

Ông sau đó được hỏi về khả năng Hàn Quốc viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine. "Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình diễn ra trên chiến trường ở Ukraine và sẽ thực hiện những biện pháp thích hợp để duy trì các tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế", Tổng thống Yoon trả lời. "Hiện tại, chúng tôi vẫn theo dõi sát các diễn biến và cân nhắc nhiều lựa chọn khác nhau".

Hôm 26/4, Tổng thống Yoon có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng. Washington cam kết cung cấp cho Seoul thông tin chi tiết hơn về kế hoạch hạt nhân của họ đối với bất kỳ cuộc xung đột nào với Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng liên tục gia tăng ở khu vực. Hai bên cũng thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine.

Tổng thống Yoon tuần trước nói với hãng thông tấn Reuters rằng Seoul có thể mở rộng hỗ trợ cho Ukraine ngoài viện trợ nhân đạo và kinh tế nếu nước này bị tấn công dân sự quy mô lớn. Đây là lần đầu tiên ông ra dấu hiệu cho thấy Seoul có thể thay đổi lập trường về việc cung cấp vũ khí cho Kiev.

Trả lời một câu hỏi khác, Tổng thống Yoon bác bỏ quan điểm cho rằng Tuyên bố Washington mà ông ký với Tổng thống Biden đồng nghĩa với việc họ chấp nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân.

Ông khẳng định Tuyên bố Washington yêu cầu Seoul tiếp tục tôn trọng Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân và không sở hữu vũ khí hạt nhân của riêng mình.

Theo tuyên bố được công bố ngày 26/4, Mỹ sẽ trao cho Hàn Quốc "chiếc ô hạt nhân" vững chắc bằng việc cam kết triển khai tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo tới nước này nhằm tăng cường khả năng răn đe với Triều Tiên.

Theo Tổng thống Yoon, nhiều luồng ý kiến tại Hàn Quốc cho rằng Seoul nên sở hữu vũ khí hạt nhân và có khả năng công nghệ cho việc này, nhưng đây là một vấn đề phức tạp cả về chính trị lẫn kinh tế.

"Chúng tôi sẽ phải từ bỏ nhiều giá trị mà chúng tôi đã duy trì nếu quyết định phát triển vũ khí hạt nhân", ông nói. "Những ý kiến nói rằng chúng tôi cần có kho vũ khí hạt nhân của riêng mình không xem xét đến tất cả những điều này".

Vũ Hoàng (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Châu Âu tìm cách cắt dòng năng lượng cuối cùng với Nga

Châu Âu đang tìm giải pháp cắt nguồn khí đốt hóa lỏng nhập từ Nga, từ đó chặn nguồn cung tài chính quan trọng với Moskva.

Nhằm tăng sức ép với Nga vì chiến dịch tại Ukraine, các nước châu Âu năm ngoái quyết định đoạn tuyệt với nguồn nhiên liệu hóa thạch của nước này, cấm nhập khẩu dầu thô và diesel từ Moskva, hạn chế khí đốt qua đường ống, đồng thời tìm kiếm những nhà cung cấp mới để thay thế.

Một tàu chở LNG di chuyển dọc theo Vịnh Nakhodka gần thành phố cảng Nakhodka, Nga, hồi tháng 6 năm ngoái. Ảnh: Reuters.

Một tàu chở LNG di chuyển dọc theo Vịnh Nakhodka gần thành phố cảng Nakhodka, Nga, hồi tháng 6 năm ngoái. Ảnh: Reuters.

Nhưng một lỗ hổng trong các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga là khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Trong năm 2022, các chuyến tàu vận chuyển LNG của Nga đến châu Âu tăng vọt, khi dòng chảy dầu khí qua đường ống bị cắt giảm đáng kể.

Theo dữ liệu hàng hải từ Kpler và MarineTraffic, lượng NLG Nga nhập khẩu vào châu Âu đã tăng hơn 38% vào năm 2022, lên 15 triệu tấn, mức cao nhất lịch sử.

Mặc dù lượng LNG mà châu Âu nhập từ Nga tương đối nhỏ, việc duy trì hoạt động này đã phần nào làm suy yếu nỗ lực mà phương Tây theo đuổi nhằm bóp nghẹt nguồn thu từ năng lượng của Moskva. Chúng cũng chiếm một nửa lượng khí đốt mà châu Âu vẫn nhập từ Nga kể từ khi chiến sự Ukraine bùng phát.

"Năm ngoái, để chuẩn bị cho mùa đông, châu Âu cần tất cả LNG mà họ có thể nhận được, vì thế họ nhận mọi chuyến hàng có mặt trên thị trường", Xi Nan, phó chủ tịch cấp cao về nghiên cứu khí đốt và LNG tại công ty tư vấn Rystad Energy, trụ sở ở Oslo, Na Uy, cho hay.

Một mùa đông ấm hơn bình thường đã giúp châu Âu vượt qua thời khắc khó khăn với lượng khí đốt dự trữ lớn hơn nhiều so với dự kiến. Tính đến đầu tháng 4, các kho dự trữ khí đốt của khu vực được lấp đầy khoảng 55%, mức kỷ lục đối với thời điểm này trong năm, cao hơn gần 30 điểm phần trăm so với năm 2022, theo dữ liệu từ tổ chức Cơ sở hạ tầng Khí đốt châu Âu, trụ sở tại Brussels, Bỉ.

Nguồn LNG nhập từ Nga được coi là một trong những yếu tố giúp châu Âu đạt được kết quả này. Cắt đứt nguồn nhập khẩu LNG này sẽ là hành động cuối cùng trong chiến lược quyết liệt của châu Âu nhằm thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga.

Ủy viên Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) Kadri Simson đã yêu cầu các công ty trong khu vực hạn chế ký hợp đồng mới với các nhà cung cấp LNG Nga.

Hà Lan, một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất châu Âu, cho biết họ đã cấm ký hợp đồng nhập khẩu mới và yêu cầu các công ty loại bỏ dần LNG Nga khỏi hệ thống cửa hàng của họ. Tuy nhiên, những hợp đồng hiện tại không thể bị phá nếu không có các biện pháp thống nhất trên toàn EU.

Loạt biện pháp gây áp lực của EU với Nga đến nay vẫn chỉ tập trung vào trừng phạt, điều đòi hỏi 27 quốc gia thành viên phải đồng thuận. Nhưng đề xuất mới hướng đến việc cho phép mỗi nước thành viên áp lệnh hạn chế nhập khẩu riêng, đồng thời ngăn các công ty Nga đặt chỗ lưu trữ tại những kho LNG của họ.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu động thái cắt đứt huyết mạch năng lượng cuối cùng này có "lợi bất cập hại", gây tổn thất cho châu Âu nhiều hơn Nga hay không.

Châu Âu vẫn có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng trong trường hợp thời tiết bất lợi, như đợt nắng nóng mùa hè hoặc mùa đông lạnh giá năm nay, hoặc sự cố gián đoạn nguồn cung không lường trước được.

"Giống như chúng ta đang ở trong bầu không khí bình yên trước cơn bão nhưng chúng ta không biết chắc liệu cơn bão có thực sự đến hay không", Anne-Sophie Corbeau, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia, bình luận, lưu ý rằng nguy cơ châu Âu tính toán sai lầm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Việc đoạn tuyệt với LNG Nga có khả năng làm tăng hơn gấp đôi giá khí đốt tự nhiên của châu Âu, từ mức 44 USD/MWh hiện tại lên khoảng 99 USD/MWh, nếu không có nguồn nào khác thay thế, theo công ty tư vấn Energy Aspects, Anh.

Điều này khó có thể xảy ra, do các hợp đồng chi phối hoạt động mua bán giữa công ty Yamal LNG của Nga và khách hàng châu Âu chủ yếu là những giao dịch có thời hạn nhiều thập kỷ hoặc vô thời hạn. Theo dữ liệu từ Kpler, TotalEnergies của Pháp và Naturgy Energy Group của Tây Ban Nha nằm trong số những khách hàng hàng đầu của công ty Yamal LNG.

TotalEnergies sở hữu cổ phần của Yamal LNG và cho biết họ sẽ tiếp tục nhập khẩu LNG của Nga, miễn là không có lệnh trừng phạt nào được đưa ra đối với nguồn năng lượng này.

Theo ước tính từ Rystad Energy, xuất khẩu LNG của Nga sang châu Âu có giá trị khoảng 27 tỷ USD vào năm ngoái, do giá khí đốt tự nhiên tăng vọt.

Dù vậy, Simone Tagliapietra, chuyên gia về năng lượng tại Viện Bruegelm trụ sở tại Brussels, Bỉ, đánh giá con số này khá nhỏ bé so với những gì Nga kiếm được từ hoạt động xuất khẩu dầu toàn cầu và việc doanh thu từ LNG sụt giảm sẽ không thể giáng một đòn mạnh vào Điện Kremlin.

Nhưng động thái như vậy sẽ EU gửi đi một thông điệp chính trị mạnh mẽ, ngay cả khi nó có thể gây tổn hại tới nền kinh tế châu Âu, ông cho biết.

"Về mặt chính trị, việc tiếp tục nhập LNG Nga sẽ trở nên không bền vững và sớm hay muộn chúng ta phải cắt giảm chúng. Nếu không, tổn hại về chính trị và hình ảnh chắc chắn sẽ cao hơn chi phí kinh tế", Tagliapietra nhấn mạnh.

Vũ Hoàng (Theo WSJ)

Adblock test (Why?)

Bất ngờ xu hướng đàn ông Trung Quốc ''kén'' vợ không có em trai, sợ phải chu cấp

Truyền thông địa phương đưa tin ngày càng nhiều đàn ông độc thân ở Trung Quốc tìm bạn đời không có em trai vì sợ họ sẽ trở thành gánh nặng tài chính sau này.

Tại một sự kiện mai mối có sự tham gia của hơn 4.000 người độc thân ở miền Đông Trung Quốc vào đầu tháng này, thông tin chi tiết và sở thích hẹn hò của những người tham gia được hiển thị công khai, trong đó nhiều nam giới tìm kiếm phụ nữ không có em trai ruột, theo Jimu News.

Lời giới thiệu của một người đàn ông sinh năm 1990 tại sự kiện ở tỉnh Sơn Đông cho biết anh ta muốn có một người bạn gái có công việc ổn định, có ô tô và sở hữu một căn hộ, và không được có em trai. Một người đàn ông khác, sinh năm 1998, quê Tế Nam, đang tìm kiếm một người vợ tương lai dịu dàng và ân cần, cùng với “tốt hơn là cô ấy không có em trai”.

Bất ngờ xu hướng đàn ông Trung Quốc kén vợ không có em trai, sợ phải chu cấp-1Tại một sự kiện mai mối, nhiều nam giới tìm kiếm phụ nữ không có em trai ruột. (Ảnh: SCMP)

Trong số các yêu cầu của hàng nghìn ứng viên độc thân tại sự kiện mai mối ở Sơn Đông có hồ sơ của những người đàn ông nói rằng họ muốn một người phụ nữ không có em trai.

Nhiều phụ nữ độc thân cũng nhận thức được ý muốn ngày càng tăng này của những người đàn ông và bắt đầu nói rõ việc họ có hay không có em trai. Bảng thông tin cá nhân của một phụ nữ 27 tuổi cho biết, “mặc dù” cô có một em trai nhưng người này đang là sinh viên của một trường đại học hàng đầu và học hành rất tốt.

“Hơn nữa, tôi sẽ không trở thành một fu di mo”, phần giới thiệu của người phụ nữ cho biết. Đây là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Trung Quốc đại lục, có nghĩa đen là “quái vật hỗ trợ em trai” ám chỉ những người phụ nữ làm quá nhiều việc cho em trai của mình.

Nhiều phụ nữ bị cha mẹ buộc phải hỗ trợ tài chính cho anh em trai vì văn hóa truyền thống của Trung Quốc coi trọng nam giới. Zhang Fuhui, chuyên gia tư vấn của Viện Tư vấn Tâm lý Tương lai Sơn Đông, cho biết việc đàn ông khăng khăng bạn đời tương lai không có em trai là điều đáng chú ý. Zhang nói: “Họ có ý tưởng này vì sợ vợ tương lai sẽ chỉ đóng góp cho em trai mà bỏ qua lợi ích của gia đình mới”.

Bất ngờ xu hướng đàn ông Trung Quốc kén vợ không có em trai, sợ phải chu cấp-2(Ảnh minh họa: SCMP)

Chuyên gia cũng cho biết nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc nuôi dạy con gái phải có trách nhiệm với em trai của họ. “Từ nhỏ, các bậc cha mẹ đã thấm nhuần tư tưởng rằng là chị thì phải giúp đỡ em. Kết quả là, nhiều phụ nữ phải sống cuộc sống hy sinh vì em trai của họ”, Zhang nói.

Sự kiện mai mối ở Sơn Đông làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận trực tuyến ở Trung Quốc sau khi xuất hiện trên tin tức. “Vấn đề không phải là bạn có em trai không, mà là bạn có là fu di mo hay không”, một người nói trên Douyin. “Hiện tượng xã hội biến dạng này bắt nguồn từ một xã hội biến dạng”, một người khác bình luận.

“Tôi có một người họ hàng là em trai, cậu ấy đưa ra tiêu chí này khi tìm bạn gái, nói rằng cô ấy không nên có em trai. Thật buồn cười!”, một người khác nói.

Tuy nhiên, một người đàn ông bình luận: “Tôi là con một. Tôi ghen tị với những người có anh chị em ruột. Tôi không phiền nếu bạn gái hoặc vợ của tôi có em trai. Giúp đỡ em trai không phải là một vấn đề lớn”.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/SnI0MFO

Adblock test (Why?)

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

Uruguay coi trọng vị thế Việt Nam ở châu Á - Thái Bình Dương

Hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, lãnh đạo quốc hội Uruguay đánh giá cao vai trò, vị thế Việt Nam tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ngày 27/4 hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uruguay Beatriz Argimon và Chủ tịch Hạ viện Sebastian Andujar tại trụ sở quốc hội nước này.

Chủ tịch Thượng viện Argimon và Chủ tịch Hạ viện Andujar cho rằng Việt Nam là một trong những nước phát triển năng động, có vai trò và vị thế quan trọng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Hai lãnh đạo quốc hội Uruguay tin tưởng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị song phương.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh chuyến thăm thể hiện sự coi trọng của Việt Nam với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ Latinh và mong muốn thúc đẩy hợp tác toàn diện với Uruguay.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong lễ ký Thỏa thuận hợp tác với Nghị viện Uruguay hôm 27/4. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (thứ hai từ trái sang) trong lễ ký Thỏa thuận hợp tác với Nghị viện Uruguay hôm 27/4. Ảnh: TTXVN

Uruguay đánh giá hợp tác với Việt Nam là cơ hội lớn cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của nước này, đồng thời khẳng định với tư cách là một nước thành viên Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Uruguay mong muốn khối này tiếp tục mở rộng hợp tác đa phương, trong đó có khu vực Đông Nam Á và với Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối cho các hoạt động đầu tư, thương mại của Uruguay và các quốc gia Đông Nam Á. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Uruguay cùng các thành viên MERCOSUR sớm hoàn tất các thủ tục tham vấn nội bộ và sớm cùng Việt Nam tuyên bố khởi động Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam - MERCOSUR.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng ký thỏa thuận hợp tác với nghị viện Uruguay. Đây là lần thứ hai quốc hội Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với cả Thượng viện và Hạ viện của một quốc gia, sau Australia.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou hôm 27/4. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou hôm 27/4. Ảnh: TTXVN

Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou, trong đó khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Uruguay, trân trọng tình cảm đoàn kết và sự ủng hộ của nhân dân Uruguay dành cho Việt Nam.

Tổng thống Uruguay cho biết nước này sẵn sàng làm cửa ngõ để Việt Nam cũng như ASEAN tiếp cận khu vực Nam Mỹ và MERCOSUR trong các hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp hai bên.

Tổng thống Luis Lacalle Pou cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam có tiếng nói ủng hộ Uruguay gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), việc Uruguay cùng ba nước thành viên MERCOSUR ứng cử tổ chức World Cup năm 2030 và sớm mở trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Montevideo, Uruguay.

Việt Nam và Uruguay thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 11/8/1993. Trong 30 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước đã phát triển, trao đổi thương mại hai chiều tăng từ 27 triệu USD năm 2007 lên hơn 100 triệu USD năm 2019. Do tác động của đại dịch Covid-19, trao đổi thương mại giảm phần nào, nhưng sang năm 2022, kim ngạch hai chiều đã tăng gần 90% so với năm 2021, đạt hơn 175 triệu USD.

Hai nước ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, phát huy vai trò của cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ song phương, tạo điều kiện hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp cũng như người dân sinh sống, học tập, đầu tư và kinh doanh tại mỗi nước.

Việt Nam và Uruguay còn nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực chăn nuôi đại gia súc, công nghiệp chế biến nông thủy sản, công nghệ sinh học - di truyền, công nghệ thông tin, quản lý xây dựng.

Ngọc Ánh (Theo TTXVN)

Adblock test (Why?)

Người gốc Việt đấu tranh để hợp pháp hóa rau muống ở bang Mỹ

Khi chuyển đến Lawrenceville năm 2004, bà Doan không khỏi bất ngờ khi biết rau muống bị coi là sản phẩm bất hợp pháp ở bang Georgia.

"Họ coi rau muống như cần sa vậy", bà Le Dam Doan nhớ lại thời điểm đó, cũng như cảm giác thiếu một trong những nguyên liệu nấu ăn quen thuộc. Trong hơn ba thập kỷ sống ở California và Maryland trước đó, vợ chồng bà chưa từng chứng kiến lệnh cấm rau muống nào do chính quyền địa phương đưa ra.

Lệnh cấm rau muống của bang Georgia khiến bà ngạc nhiên, bởi hai vợ chồng quyết định chuyển tới thành phố Lawrenceville một phần vì cộng đồng người Việt lâu đời tại đây. Bà Doan hiện là thành viên Hội đồng Người Mỹ gốc châu Á - Thái Bình Dương và Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở bang này.

Tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác, rau muống, loại thực vật phát triển mạnh ở sông hồ và nơi ẩm ướt, là thực phẩm rất được ưa chuộng.

Nhưng ở bang Georgia, đông nam nước Mỹ, rau muống từng bị coi là bất hợp pháp, do giới chức coi đây là loài xâm hại, có thể ảnh hưởng đến các loài thực vật bản địa.

Bởi vậy, người gốc Á sống ở Georgia thường phải tìm mua rau muống từ Florida và Texas, hai bang không cấm sản phẩm này, rồi vận chuyển vào Georgia. Họ phải lén bán rau muống trên ôtô tại các bãi đậu xe siêu thị, hoặc giao tận nhà khách hàng.

Rau muống trồng trong nhà kính tại Texas, Mỹ. Ảnh: Mashed

Rau muống trồng trong nhà kính tại Texas, Mỹ. Ảnh: Mashed

Jenny Vo, giám đốc điều hành hai siêu thị địa phương là City Farmers Market và Hong Kong Supermarket, cho biết giá rau muống trên thị trường chợ đen lúc đó có thể lên tới 22 USD mỗi kg, cao gấp ba lần giá bình thường ở các bang khác. "Khi tới nhà hàng và muốn ăn rau muống, bạn phải hỏi thật khéo như 'Các anh có món đó không'. Bạn phải trải qua cả một thử thách chỉ để được thưởng thức một loại rau", cô nói.

Hơn một thập kỷ trước, Hong Kong Supermarket bắt đầu hành trình đấu tranh để hợp pháp hóa rau muống ở bang Georgia, bằng cách thu thập chữ ký trực tuyến và trực tiếp tại các quầy hàng.

Ông Ben Vo, chủ sở hữu siêu thị Hong Kong Supermarket và là bố của Jenny Vo, theo dõi sát sao quy định ở các bang khác về rau muống, như bang Texas coi đây là loại thực vật có nguy cơ xâm hại thấp và áp dụng các quy định kiểm soát phù hợp. Ông nêu ra những thực tế này trong đơn kiến nghị gửi chính quyền Georgia.

Sau khi nhận đơn kiến nghị và thảo luận với các thành viên cộng đồng như bà Doan và ông Vo, Pedro Marin, nghị sĩ bang Georgia, năm 2016 công bố dự luật miễn trừ rau muống khỏi danh sách "các loài thực vật gây hại" để mở ra cơ hội tự do canh tác loài cây này, song bị bác bỏ.

Ông Marin cho hay Bộ Nông nghiệp Mỹ (USAD) lo ngại rằng việc xử lý nguồn nước canh tác rau muống sẽ là vấn đề. "Nước trồng rau muống có thể mang theo thứ gì đó chảy vào các nguồn nước khác, nguy cơ châm ngòi cuộc khủng hoảng rau muống", ông giải thích lý do dự luật bị bác.

Nhưng quan điểm này vấp phải nhiều hoài nghi, khi các nhà phê bình cho rằng việc đưa ra quy định khắc nghiệt với rau muống là không cần thiết, bởi đưa một loài mới vào môi trường "không phải lúc nào cũng có hại". Họ lập luận rằng khi dân số Mỹ trở nên đa dạng hóa, thái độ đối với các loại cây như rau muống và rau cần cũng có thể thay đổi.

Món rau muống xào được phục vụ tại một nhà hàng ở Norcross, bang Georgia, Mỹ. Ảnh: Atlanta Magazine

Món rau muống xào được phục vụ tại một nhà hàng ở Norcross, bang Georgia, Mỹ. Ảnh: Atlanta Magazine

Rau muống tiếp tục là chủ đề nóng trong cuộc bầu cử năm 2021 ở bang Georgia, khi nghị sĩ Marvin Lim phát hiện loại rau này trong chuyến thăm ngôi làng nơi mẹ ông sinh ra tại Philippines.

Ông Lim đã tham khảo ý kiến từ các chuyên gia ở Florida và Texas, tìm hiểu về cách các bang này canh tác rau muống trong nhà kính mà không gây hại môi trường. Trong khi đó, bà Doan và những người gốc Việt khác cũng tiếp tục nỗ lực của mình và đã thu thập được hơn 100.000 chữ ký đề nghị hợp pháp hóa rau muống ở Georgia.

Các thành viên trong cộng đồng tiếp tục phát tờ rơi ủng hộ rau muống tại sự kiện vận động tranh cử của nghị sĩ gốc Việt Bee Nguyen. Họ cũng tổ chức cuộc thảo luận với ủy viên nông nghiệp bang khi đó là Gary Black, nhấn mạnh tầm quan trọng của loại rau này trong đời sống của cộng đồng gốc Á.

Sau khi lắng nghe ý kiến từ cộng đồng, ông Black không trình dự luật hợp pháp hóa rau muống như cách ông Marin từng làm vào năm 2016, mà đưa ra một giải pháp "lách luật".

Năm 2022, ông thông báo với USAD về thay đổi lập trường của Cục Nông nghiệp Georgia (GDA), cho phép các nhà hàng tại bang Georgia có thể nhập và đưa rau muống vào trong thực đơn.

Khi lệnh cấm bán rau muống được dỡ bỏ, nhu cầu tại Hong Kong Supermarket tăng cao đến mức ông Ben Vo phải thúc giục con gái đặt cọc cho các nhà cung cấp ở Texas để đảm bảo nguồn cung ổn định.

Bà Le Dam Doan đứng cạnh một quầy bán rau muống ở siêu thị, tại bang Georgia, Mỹ. Ảnh: Atlanta Magazine

Bà Le Dam Doan đứng cạnh một quầy bán rau muống ở siêu thị tại bang Georgia, Mỹ. Ảnh: Atlanta Magazine

Cục Nông nghiệp Georgia khi đó dự kiến người dân có thể bắt đầu trồng rau muống trong năm nay, nhưng cơ quan này, hiện do ủy viên Tyler Harper đứng đầu, vẫn trong quá trình đánh giá các quy tắc liên quan. Khi quá trình này hoàn thành, Harper mới quyết định liệu Georgia có thể trở thành bang thứ 5 của Mỹ cho phép trồng rau muống hay không, nếu được thì trồng thế nào.

Bà Doan cho biết các siêu thị, tiệm tạp hóa hiện chỉ bán ngọn rau muống, loại bỏ phần gốc để cây không thể được trồng lại. "Họ cắt gốc rất sâu để không sót lại phần rễ nào khi khách hàng mang rau về nhà", bà nói.

Dẫu vậy, người dân ở Georgia vẫn rất vui mừng về những tiến bộ đạt được đến nay. Rau muống hiện được bày bán công khai tại các tiệm tạp hóa ở Georgia với giá 6 USD mỗi kg. Khách hàng ở Hong Kong Supermarket gọi giám đốc Jenny Vo là "quý cô rau muống".

"Mọi người không còn phải đắn đo suy nghĩ về chuyện mua rau muống nữa, đó là món ăn không thể thiếu hàng tuần", Jenny Vo nói.

Đức Trung (Theo Atlanta Magazine)

Adblock test (Why?)

Nổ lớn ở hàng loạt thành phố Ukraine

Ukraine kích hoạt báo động phòng không khi hàng loạt vụ nổ được ghi nhận tại Kiev, cũng như miền trung và nam đất nước.

Hãng tin Interfax Ukraine cho biết nhiều vụ nổ được ghi nhận tại tỉnh miền trung Dnipro, Kremenchuk và Poltava, cùng tỉnh miền nam Mykolaiv rạng sáng nay. Các tài khoản mạng xã hội cũng thông báo những vụ nổ làm rung chuyển thủ đô Kiev, trong khi nhiều vật thể bay đang hướng tới miền tây đất nước.

Chiến hạm Nga phóng tên lửa Kalibr nhằm vào mục tiêu tại Ukraine hồi tháng 3/2022. Ảnh: BQP Nga

Chiến hạm Nga phóng tên lửa Kalibr nhằm vào mục tiêu tại Ukraine hồi tháng 3/2022. Ảnh: BQP Nga

Báo động phòng không đã kích hoạt trên toàn lãnh thổ Ukraine trong thời gian này. Ban chỉ huy quân sự thủ đô Kiev nói rằng các đơn vị phòng không đang tham chiến. Chưa rõ mục tiêu bị tập kích ở các thành phố, cũng như mức độ thương vong và thiệt hại cơ sở hạ tầng.

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin.

Không quân Ukraine tuần trước nói rằng 12 máy bay không người lái (UAV) tự sát của Nga xuất phát từ tỉnh Bryansk đã nhằm vào Kiev, trong đó 8 chiếc bị đánh chặn, đánh dấu cuộc tập kích đầu tiên nhằm vào thủ đô trong hơn ba tuần. Tỉnh Vinnytsia và Poltava ở miền trung Ukraine cũng ghi nhận đòn tập kích bằng UAV tự sát nhằm vào một số hạ tầng quan trọng.

Tư lệnh không quân Ukraine Mykola Oleschuk hôm 21/4 đăng ảnh thị sát một bệ phóng tên lửa phòng không tầm xa Patriot, cho biết hệ thống này "đã bắt đầu làm nhiệm vụ chiến đấu trong mạng lưới phòng thủ của Ukraine". Ông Oleschuk cũng nhấn mạnh quân đội Ukraine đang biên chế nhiều tổ hợp phòng không phương Tây như NASAMS, IRIS-T, Crotale và Gepard.

Cục diện chiến sự Ukraine. Đồ họa: WP

Cục diện chiến sự Ukraine. Đồ họa: WP

Nga từ tháng 10/2022 bắt đầu tập kích hạ tầng năng lượng và quân sự của Ukraine, với mục tiêu làm suy yếu sức chiến đấu và buộc Kiev ngồi vào bàn đàm phán.

Ukraine nói các vụ tấn công vào cơ sở hạ tầng là "tội ác chiến tranh", cáo buộc Nga cố ý làm hại dân thường và bẻ gãy ý chí của nước này. Trong khi đó, Moskva giải thích rằng họ nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng Ukraine để làm gián đoạn dòng vũ khí Mỹ và đồng minh chuyển đến Kiev.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Mike Pence cung cấp lời khai về bạo loạn Đồi Capitol

Cựu phó tổng thống Mỹ Mike Pence trình diện trước đại bồi thẩm đoàn ở Washington, cung cấp lời khai cho cuộc điều tra về bạo loạn đồi Capitol.

Cựu phó tổng thống Mike Pence trình diện trước đại bồi thẩm đoàn ở thủ đô Washington của Mỹ vào ngày 27/4, các hãng truyền thông Mỹ dẫn nguồn tin tiết lộ. Phiên đối chất kéo dài hơn 5 tiếng, được tổ chức để ông Pence cung cấp lời khai liên quan vai trò của cựu tổng thống Donald Trump trong vụ bạo loạn Đồi Capitol năm 2021.

Đại bồi thẩm đoàn là nhóm công dân đến từ nhiều lĩnh vực được lựa chọn để nghe công tố viên trình bày danh sách cáo trạng kèm theo bằng chứng, vật chứng. Nhóm công dân này có trách nhiệm xem xét lập luận của công tố viên và ra quyết định có truy tố bị cáo hay không. Đại bồi thẩm đoàn có quyền triệu tập nhân chứng ra điều trần để có cái nhìn khách quan về sự việc.

Danh tính thành viên và nội dung cuộc nhóm họp của đại bồi thẩm đoàn được giữ kín để đảm bảo quy trình tư pháp không bị can thiệp. Truyền thông Mỹ đưa tin các thành viên đại bồi thẩm đoàn Washington tập hợp vào khoảng 9h (khoảng 21h ngày 27/4 giờ Hà Nội). Tòa án được siết chặt an ninh và đón một đoàn hai chiếc SUV mang cửa kính râm, loại chống nhìn từ ngoài vào.

Văn phòng Công tố viên đặc biệt Jack Smith, người dẫn đầu hai cuộc điều tra về vai trò của ông Trump trong bạo loạn Đồi Capitol và cáo buộc ông giữ tài liệu mật trái phép tại Mar-a-Lago, từ chối bình luận về diễn biến.

Cựu phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại một sự kiện ở Las Vegas, bang Nevada tháng 11/2022. Ảnh: AFP

Cựu phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại một sự kiện ở Las Vegas, bang Nevada tháng 11/2022. Ảnh: AFP

Marc Short, cố vấn của ông Pence, nhấn mạnh cựu phó tổng thống Mỹ làm đúng yêu cầu của cơ quan điều tra. "Ông Mike Pence sẵn sàng tuân thủ pháp luật và tòa án đã chỉ định ông ấy cung cấp lời khai", Short cho biết.

Trong bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1/2021, hàng nghìn người ủng hộ Trump đã tràn vào tòa nhà quốc hội, tấn công cảnh sát, làm gián đoạn quy trình kiểm phiếu đại cử tri để công nhận ông Biden chiến thắng bầu cử tổng thống năm 2020. Đây là vụ tấn công nghiêm trọng nhất nhắm vào tòa nhà quốc hội Mỹ trong hơn hai thế kỷ, khiến 5 người chết, gồm một cảnh sát và 4 người biểu tình.

Vào giai đoạn đó, ông Trump đã nhiều lần công khai cho rằng ông Pence cần chặn Thượng viện thông qua kết quả bầu cử tổng thống năm 2020. Vào buổi sáng trước khi xảy ra bạo loạn, hai người đã có một cuộc gọi riêng.

Các luật sư của ông Trump đã tìm cách ngăn ông Pence cung cấp lời khai về ngày bạo loạn ở Đồi Capitol, lập luận rằng ông Trump có "đặc quyền hành pháp" trong thời gian đương chức, tức là có thể ngăn các trợ lý, cố vấn làm chứng về một số cuộc trò chuyện giữa họ với tổng thống.

Tuy nhiên, thẩm phán tòa phúc thẩm cấp liên bang ngày 26/4 đã kết luận ông Pence có trách nhiệm thuật lại cho đại bồi thẩm đoàn ở Washington nội dung những cuộc hội thoại giữa ông và cựu tổng thống Donald Trump.

Trước đó, cựu phó tổng thống Mỹ đã thuật lại nhiều cuộc trò chuyện với ông Trump trong cuốn hồi ký xuất bản năm ngoái, nhưng ông từ chối ra điều trần trước một ủy ban của Hạ viện điều tra cuộc bạo loạn.

Ông Trump đang là ứng viên hàng đầu của đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 nhưng ông đang bị nhiều rắc rối pháp lý bủa vây. Hôm 30/3, ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị truy tố, trong một vụ án liên quan đến cáo buộc trả tiền để "bịt miệng" sao khiêu dâm. Trump đang bị điều tra ở bang Georgia với cáo buộc can thiệp bầu cử và hôm 26/4, một phiên tòa dân sự về cáo buộc ông cưỡng hiếp một nhà báo nổi tiếng ba thập kỷ trước đã được tiến hành ở New York.

Thanh Danh (Theo CNN, AFP)

Adblock test (Why?)

Tính toán sai lầm đẩy Sudan vào hỗn loạn

Mỹ và các cường quốc tin rằng hai lãnh đạo quân sự Sudan sẽ thực hiện quá trình chuyển đổi dân chủ, nhưng xung đột bùng phát cho thấy họ đã tính toán sai.

Khi quân đội Sudan tiến hành cuộc đảo chính quân sự lật đổ tổng thống Omar al-Bashir năm 2019, dư luận trong nước và quốc tế đã phản ứng mạnh mẽ, buộc các tướng lĩnh chấp nhận chia sẻ quyền lực với các lực lượng dân sự, thông qua mô hình Hội đồng Chủ quyền với thủ tướng tạm quyền là Abdalla Hamdok.

Khi đó, thay vì trừng phạt phe quân sự, Mỹ, Anh cùng với Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Arab Saudi (còn gọi là Bộ Tứ cho Sudan) đã thúc đẩy các lãnh đạo chính trị ở quốc gia này ngồi vào bàn đàm phán để đạt thỏa thuận về quá trình chuyển giao quyền lực từ quân đội sang chính quyền dân sự. Thỏa thuận này còn có sự góp sức của Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Phi (AU) và Liên minh châu Âu (EU).

Nhưng chỉ hai năm sau, hy vọng khôi phục chính quyền dân chủ ở Sudan sụp đổ, khi quân đội do tướng Abdel Fattah al-Burhan chỉ huy tiến hành cuộc đảo chính tiếp theo, với sự ủng hộ của Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) do tướng Mohamed Hamdan Dagalo lãnh đạo.

Kể từ đó, tướng Burhan và Dagalo trở thành hai người quyền lực nhất Sudan, nắm trong tay hai lực lượng vũ trang có quy mô và sức mạnh gần tương đương. Họ cùng chia sẻ quyền lực trong chính quyền quân sự, sau khi đẩy phe dân sự ra khỏi chính phủ.

Cameron Hudson, cựu nhà phân tích của CIA và hiện là chuyên gia châu Phi tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), cho rằng các cường quốc thế giới và khu vực đã phạm sai lầm khi tin rằng cả hai tướng Sudan đều sẵn sàng nhượng bộ và đi đến thỏa thuận chuyển giao quyền lực.

Vài tuần trước, niềm tin của cộng đồng quốc tế được củng cố khi cả Burhan và Dagalo đều đề cập đến một thỏa thuận nhằm xoa dịu bất đồng giữa họ, phần lớn liên quan tới cải cách an ninh và sáp nhập RSF vào quân đội chính phủ, cũng như đưa Sudan hướng tới nền dân chủ.

Xe quân sự bị phá hỏng vì giao tranh ở miền nam Khartoum, Sudan. Ảnh: AP

Xe quân sự bị phá hỏng vì giao tranh ở miền nam Khartoum, Sudan. Ảnh: AP

Nhưng trong lúc họ gặp các nhà trung gian hòa giải nước ngoài và cam kết chuyển giao quyền lực, thiết giáp chở quân và xe tăng đã lăn bánh trên đường phố Khartoum. Cuối cùng, vào ngày 15/4, liên minh mong manh giữa hai tướng sụp đổ, đẩy Sudan vào cảnh xung đột khi cả hai đều muốn nắm quyền lực tuyệt đối, phớt lờ nỗ lực khôi phục nền dân chủ.

"Việc hai thế lực leo thang bạo lực nhanh chóng như vậy không phải là điều bất ngờ", Hudson nói.

Hudson, từng là chánh văn phòng cho các đặc phái viên Mỹ về Sudan trong thời gian Nam Sudan ly khai và nội chiến ở Darfur, cho biết ông đã ngạc nhiên khi Mỹ, Anh và các cường quốc khu vực đặt niềm tin vào hai tướng Burhan và Dagalo. Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm làm việc với cả hai phe, ông cho rằng cả hai lãnh đạo quân sự này đều "nói một đằng, làm một nẻo".

Hai tướng Sudan đều tuyên bố họ không còn lựa chọn nào khác ngoài giao tranh ở Khartoum. Khi xung đột kéo dài sang tuần thứ hai và lan rộng khắp cả nước, các chính phủ nước ngoài, gồm cả những quốc gia từng tham gia tiến trình hòa bình, đang vội vàng sơ tán công dân của họ.

Trong khi đó, hàng triệu người Sudan bị mắc kẹt trong nhà, đối mặt tình trạng không có điện, nước, thực phẩm và tuyệt vọng tìm cách chạy trốn xung đột. Hơn 400 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương vì giao tranh.

Chỉ vài giờ sau khi giao tranh nổ ra ngày 15/4, hai tướng từng là đồng minh quay sang chỉ trích và đe dọa lẫn nhau. Tướng Dagalo gọi Burhan là "tên tội phạm" đã phá hủy Sudan và đe dọa bắt ông này.

"Chúng tôi biết ông đang trốn ở đâu và sẽ đến bắt ông chịu trách nhiệm trước công lý, hoặc ông sẽ phải chết", Dagalo nói, trước khi tuyên bố rằng RSF đang thực hiện "chủ quyền cho người dân".

Trong khi đó, tướng Burhan chỉ trích Dagalo đã "nổi loạn" và tuyên bố sẽ đưa lãnh đạo RSF ra tòa. "Đây là âm mưu đảo chính và nổi dậy chống nhà nước", ông nói.

Những lời đe dọa mà hai tướng quyền lực nhất Sudan nhắm vào nhau cho thấy tiến trình hòa bình, dân chủ ở quốc gia này gần như không tiến triển kể từ sau cuộc đảo chính năm 2019. Tổng thống Bashir từng bị các nước phương Tây chỉ trích là "độc tài" và bị Tòa Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt. Bốn năm sau khi Bashir mất quyền lực, tình hình Sudan càng tồi tệ hơn khi hai phe phái tranh giành quyền lực bằng súng đạn.

"Đây là cuộc chiến giữa hai đối tác về chiến lợi phẩm mà họ giành được sau cuộc đảo chính. Đây cũng là cuộc chiến của hai người không quan tâm tới lợi ích của quốc gia này", Amgad Fareid, cựu cố vấn của cựu thủ tướng Abdalla Hamdok, nói.

Ông thêm rằng nhóm "Bộ Tứ cho Sudan" và các tổ chức quốc tế đã góp phần tạo ra xung đột, khi thúc đẩy thành lập chính phủ bằng mọi giá, xem Dagalo và Burhan là các nhân tố chính trị quan trọng, ngay cả khi họ tìm cách cản trở quá trình chuyển đổi và cải cách thực sự cho đất nước.

"Trong khi tướng Burhan không chân thành với lời kêu gọi cải cách lĩnh vực an ninh, tướng Dagalo cũng không thật lòng trong tuyên bố ủng hộ chuyển đổi dân chủ và trao quyền cho lực lượng dân sự ở Sudan. Dagalo chỉ coi chúng như phương tiện để duy trì ảnh hưởng và xây dựng lực lượng quân sự cho những tính toán tương lai", Fareid nói.

Người dân

Nhiều người lên xe sơ tán khỏi Khartoum, Sudan. Ảnh: AFP

Jeffrey Feltman, đặc phái viên Mỹ đầu tiên ở vùng Sừng châu Phi vào năm 2021, cho hay cuộc đảo chính năm 2021 đã chứng tỏ Burhan và Dagalo đều là những người không bao giờ có ý định hợp tác với chính quyền dân sự. Chỉ vài giờ trước cuộc đảo chính, hai tướng này vẫn gặp thủ tướng tạm quyền Hamdok và tuyên bố sẽ đồng ý với kế hoạch cải thiện mối quan hệ đối tác quân sự - dân sự.

"Kể từ đó, lịch sử cho thấy nhiều lần lãnh đạo quân đội Sudan và RSF đưa ra cam kết để rồi sau đó phá vỡ chúng", Feltman nói. Bởi vậy, ông cho rằng các cường quốc đã phạm sai lầm khi tin Burhan và Dagalo quan tâm tới cải cách chính trị ở Sudan.

"Họ đã lảng tránh hậu quả từ việc liên tục không áp lệnh trừng phạt với hai tướng này. Thay vào đó, họ xoa dịu và dung túng cho hai lãnh chúa quyền lực", Feltman nói.

Tình trạng bạo lực ở Sudan đã châm ngòi làn sóng chỉ trích ở Washington, khi thượng nghị sĩ Jim Risch, thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đổ lỗi cho chính quyền Tổng thống Joe Biden đã không trừng phạt các tướng Sudan.

"Cũng như năm 2019 và 2021, những gì xảy ra vài ngày qua ở Sudan phản ánh rõ hành vi của những người muốn cai trị đất nước bằng bạo lực. Thật không may khi cộng đồng quốc tế và các nước trong khu vực lại mù quáng tin tưởng tướng Burhan và Dagalo khi họ nói sẽ trao quyền cho người dân", Risch nói, kêu gọi chính phủ Mỹ lập tức áp lệnh trừng phạt hai tướng này.

Vị trí Sudan. Đồ họa: AFP

Vị trí Sudan. Đồ họa: AFP

Hudson cũng cho rằng Mỹ đáng lẽ phải trừng phạt Dagalo và Burhan ngay sau khi họ triển khai lực lượng đàn áp phong trào biểu tình của người dân vào tháng 6/2019. Vì không bị trừng phạt, hai tướng Sudan đã tiếp tục tự coi mình là đối tác của phe dân sự ở Sudan và xây dựng hình ảnh như những chính trị gia uy tín.

"Mỹ đã có một số cơ hội để đưa hai tướng Sudan ra khỏi sân khấu chính trị, nhưng chúng tôi đã không làm. Đó là sai lầm đầu tiên của chúng tôi", Hudson nói, thêm rằng sai lầm tiếp theo là đưa ra thỏa thuận về quá trình chuyển đổi chính trị năm 2021, cho phép họ có vị thế ngang bằng với lực lượng dân sự.

"Khi không áp lệnh trừng phạt họ, chúng tôi trên thực tế đã công nhận và biến họ thành các nhân tố chính trị quan trọng ở Sudan, trong khi họ không nên được đối xử như vậy", ông nói.

Thanh Tâm (Theo CNN)

Adblock test (Why?)

Hai chiếc vương miện Vua Charles III đội trong ngày đăng quang

Vua Anh sẽ đội vương miện St Edward trong lễ đăng quang tại Tu viện Westminster và đổi sang vương miệng Nhà nước Hoàng gia khi trở về Cung điện Buckingham.

Vua Anh Charles III đã kế vị ngai vàng vào ngày 10/9/2022, sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời. Lễ đăng quang của ông được tổ chức vào ngày 6/5. Nhà vua sẽ đến Tu viện Westminster, ngồi trên ngai St Edward, được xức dầu thánh và đội vương miện St Edward.

Vương miện St Edward được chế tạo vào năm 1661, cao 30 cm, làm từ vàng đúc liền, nạm hồng học, thạch anh tím, ngọc bích, ngọc hồng lựu, đá topaz, đá cầu vồng và bọc nhung tím. Vành mũ là một dải lông chồn.

"Đây thực sự là biểu tượng thiêng liêng của quyền lực và nền quân chủ. Có nhiều tiền đến mấy cũng không thể chạm tay vào hồng ngọc và ngọc bích có chất lượng tuyệt vời đến thế này", Eddie LeVian, giám đốc điều hành của thương hiệu đá quý Le Vian, nhận xét.

Vương miện St Edward tại lễ kỷ niệm 60 năm tại vị của Nữ hoàng Elizabeth tại Tu viện Westminster, London, ngày 4/6/2012. Ảnh: Reuters

Vương miện St Edward tại lễ kỷ niệm 60 năm tại vị của Nữ hoàng Elizabeth tại Tu viện Westminster, London, ngày 4/6/2012. Ảnh: Reuters

Vương miện vốn được chế tác cho Vua Charles II, người cầm quyền từ năm 1660 đến năm 1685. Những thế kỷ sau đó, vương miện chỉ được sử dụng trong các lễ đăng quang vì quá nặng. Các thợ kim hoàn hoàng gia đã làm nó nhẹ đi cho lễ đăng quang của Vua George V năm 1911, nhưng vẫn nặng tới 2,23 kg.

Lần gần nhất vương miện St Edward được sử dụng là trong lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II năm 1953. Điện Buckingham thông báo họ đã thay đổi kích thước vương miện để phù hợp với cỡ đầu của Vua Charles III, song không nêu chi tiết.

Sau khi kết thúc nghi lễ tại Tu viện Westminster, ông Charles sẽ ngồi xe ngựa trở về Cung điện Buckingham và xuất hiện trên ban công để chào người dân. Trong quá trình này, ông sẽ đội vương miện Nhà nước Hoàng gia, chiếc nhẹ hơn vương miện St Edward và thường được sử dụng trong các dịp như khai mạc quốc hội.

Vương miện Nhà nước Hoàng gia Anh đặt trên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II trong lễ rước tại London ngày 14/9/2022. Ảnh: AFP

Vương miện Nhà nước Hoàng gia Anh đặt trên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II trong lễ rước tại London ngày 14/9/2022. Ảnh: AFP

Vương miện này được chế tác năm 1937, phục vụ lễ đăng quang của Vua George VI, cha của Nữ hoàng Anh Elizabeth II.

Vương miện cao 31,5 cm, nặng 1,06 kg, được nạm tổng cộng 2.868 viên kim cương, 269 viên ngọc trai, 17 viên ngọc bích, 11 viên ngọc lục bảo và 4 viên hồng ngọc, trong đó có những viên đá nổi tiếng nhất của hoàng gia, như hồng ngọc Black Prine, ngọc bích St Edward và viên kim cương Cullinan II.

Cullinan II là viên kim cương chính ở mặt trước vương miện, được cắt từ viên kim cương lớn nhất từng được phát hiện.

Hồng ngọc Black Prince và ngọc bích St Edward được cho là hai viên đá quý giá nhất trên vương miện. Chúng từng được hoàng gia Anh gỡ ra và giấu trong hộp bánh quy, chôn dưới đất để tránh lọt vào tay phát xít Đức trong Thế chiến II.

Chiến dịch chôn giấu này được tiến hành hoàn toàn bí mật tại Lâu đài Windsor, ngay cả Nữ hoàng Elizabeth II, lúc đó mới là công chúa 14 tuổi, cũng không hay biết.

Vua Charles III tại quốc hội Anh ở London hồi tháng 5/2022. Ảnh: AFP

Ông Charles, khi đó là thái tử, tại quốc hội Anh ở London hồi tháng 5/2022. Ảnh: AFP

Nữ hoàng Elizabeth II từng nói đùa rằng vương miện nặng đến nỗi "sẽ làm gãy cổ nếu người đội cúi xuống". "Khi đội nó, tôi không thể nhìn xuống để đọc diễn văn, mà phải giơ bài phát biểu lên cao", bà cho biết.

Nữ hoàng Elizabeth II đã ngừng đội vương miện này trong các lễ khai mạc quốc hội từ những năm 1990. Kể từ đó, nó được đặt trên một tấm đệm nhung mỗi lần xuất hiện cùng Nữ hoàng, sau đó được lưu giữ cùng nhiều trang sức giá trị khác ở Tháp London.

Vào tháng 5/2022, Nữ hoàng Elizabeth II đã lần đầu tiên không dự khai mạc quốc hội trong 60 năm. Ông Charles, khi đó là thái tử, tham dự thay mặt mẹ. Chiếc vương miện Nhà nước Hoàng gia Anh được đặt trên tấm đệm nhung ở bên cạnh ông.

"Dù có nhiều bất tiện khi đội vương miện, đây là báu vật rất quan trọng với hoàng gia", Nữ hoàng Elizabeth II nói trong cuộc phỏng vấn năm 2018.

Đức Trung (Theo AFP)

Adblock test (Why?)